Dự tính chi phí cho đàotạo và phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng potx (Trang 27 - 81)

III. Tiến trình đàotạo và phát triển nguồn nhân lực

5. Dự tính chi phí cho đàotạo và phát triển

Chi phí cho đào tạo và phát triển đó là khoản chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến chương trình đào tạo. Bao gồm chi phí cho người giảng dạy, chi phí cho người học, chi phí mua sắm các dụng cụ, trang thiết bị học tập và dự trù thêm khoản chi phí có thể phát sinh bất ngờ.... So sánh xem chi phí này có cân đối với nguồn kinh phí được cấp không, nếu không phải cân đối, bố trí sắp xếp lại cho phù hợp nếu thiếu phải tìm cách khắc phục ngay từ ban đầu.

Muốn đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tổ chức cần phải xác định rõ nguồn ngân sách dành cho đào tạo lấy từ đâu. Chi phí thực tế cho đào tạo và phát triển không phải chỉ có chi phí về tài chính mà còn cả những chi phí cơ hội nữa. Tuy nhiên, vì con số của những chi phí cơ hội là khó xác định và cách này sẽ không hoàn toàn thực tế đối vơí một doanh nghiệp kinh doanh muốn làm rõ những chi phí về đào tạo. Chi phí cho đào tạo bao gồm:

- Chi phí cho học tập: chi phí phải trả cho quá trình học tập của học viên: tiền lương trả cho người lao động khi học việc, chi phí trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo, kết quả kinh doanh bị giảm sút trong quá trình học tập người đào tạo làm không đúng.

- Chi phí cho đào tạo: bao gồm tiền lương những ngươi quản lý trong thời gian họ quản lý bộ phận học việc, tiền thù lao cho người trực tiếp tham gia huấn luyện, những chi phí bất biến và khả biến của một trung tam đào tạo và những khoản cần phải trả cho những tổ chức, bộ phận bên ngoài khác có liên quan.

Cần phải dự tính được các loại chi phí này để từ đó chúng ta mới có thể quản lý một cách chặt chẽ và phân bổ kinh phí sao cho có hiệu quả.

6. Thực hiện chương trình đào tạo.

Sau khi có đầy đủ kế hoạch đào tạo doanh nghiệp thực hiện tiến trình đào tạo. Việc thực hiện tiến trình đào tạo được phân rõ trách nhiêm chính cho một đối tượng trực tiếp quản lý, báo cáo cấp trên và chịu trách nhiệm trước cấp trên. Trong quá trình thực hiện tiến trình nếu có điều không phù hợp xảy ra phải kịp thời báo với lãnh đạo cấp trên để trực tiếp xem xét, thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.

7. Đánh giá chương trình đào tạo.

Sau khi kết thúc mỗi khoá học, cần đánh giá kết quả mà chương trình đào tạo đã đạt được cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo là: về chi phí đào tạo, về thời gian đào tạo, về chất lượng học viên, về kết quả kinh tế đạt được qua các năm. Tất cả có đúng như kế hoạch đã đặt ra không, có đáp ứng được yêu cầu mà tổ chức đã đề ra không.

Để đánh giá chính xác hiệu quả của chương trình đào tạo, phải thu thập đầy đủ thông tin trong tiến trình đào tạo, thông tin về ý thức học tập, giảng dạy, kết quả của học viên, cũng như kết quả lao động ở nơi làm việc. Có những kết quả thấy ngay được nhưng cũng có kết quả phải qua một thời gian dài mới thấy được kết quả. Tóm lại cần phải đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo một cách nghiêm túc để rút ra những kinh nghiệm cho chương trình đào tạo sau thực hiện có hiệu quả cao hơn.

Chương II

Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo của công ty.

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

- Căn cứ nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bộ công nghiệp.

- Căn cứ nghị định số 50/CP ngày 28 tháng 08 năm 1996 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước.

- Xét đề nghị của Hội đồng quản trị công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam (tờ trình số 17/TT_HĐBT ngày 07 tháng 04 năm 2000 ).

- Theo đề nghị của vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ.

Quyết định thành lập công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng, doanh nghiệp thành viên của tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam trên cơ sở tách một số đơn vị của tổng Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp. Với xu hướng chuyển đổi, tổ chức và quản lý doanh nghiệp Nhà nước nhằm mục đích sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, Công ty Kết cấu thép cơ khí xây dựng được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm của Nhà nướcvà hội nhập được với nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Công ty Kết cấu thép cơ khí xây dựng là một pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày đăng ký kinh doanh (ngày 01 tháng 09 năm 2000) , thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính của Công ty tại 275 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội, có văn phòng đại diện tại tỉnh Bình Dương ( trên cơ sở chuyển nguyên trạng văn phòng đại diện cuả Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp ).

Công ty Kết cấu thép cơ khí xây dựng với ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất kết cấu thép cho các loại nhà, xưởng; dầm thép tổ hợp cho các loại cầu; kết cấu thép phi tiêu chuẩn; các loại bu lông chất lượng cao và các sản phẩm cơ khí khác; sản xuất cột điện cao thế, hạ thế, cột vi ba truyền hình, các thiết bị xây dựng, các loại cầu trục phục vụ các công trình công nghiệp, dân dụng và công cộng; xây dựng công trình công nghiệp dân dụng và cơ sở hạ tầng, xây lắp đường dây và trạm đến 35 KV; kinh doanh kim khí và vật tư tổng hợp. Vốn điều lệ của công ty tại thơì điểm thành lập là 27.095.000.000 đồng.

Tại thời điểm thành lập Công ty Kết cấu thép cơ khí xây dựng bao gồm có các thành viên hạch toán phụ thuộc và thành viên có vốn góp của Công ty.

- Thành viên hạch toán phụ thuộc:

1. Nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông Anh, Hà Nội. 2. Nhà máy cơ khí Hồng Nam, Hà Nội.

3. Nhà máy quy chế cơ khí và xây dựng ( tên cũ là xí nghiệp vật tư, thiết bị xây dựng Từ Liêm, Hà Nội).

4. Khí nghiệp kinh doanh kim khí và vật tư tổng hợp Đông Anh, Hà Nội. 5. Xí nghiệp xây lắp 5, thành phố Thái Nguyên.

6. Xí nghiệp kết cấu thép cơ khí xây dựng thành phố Thái Nguyên.

7. Trung tâm tư vấn và thiết kế xây dựng, tại E1, Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

8. Xưởng sản xuất Sông Công và các đội thi công trực thuộc khác.

- Đơn vị có vốn góp của công ty: Công ty liên doanh Cốp pha thép Việt- Trung tại Thái Nguyên.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.

Sản xuất các sản phẩm cung cấp cho thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo kế hoạch của Nhà nước, thực hiện chức năng là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhà nước.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa và ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Sản xuất có lợi nhuận, nộp thuế đầy đủ, đảm bảo đời sống ấm no cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, khẳng định vị trí của hàng nội, đảm bảo đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại và hội nhập cùng với thương trường quốc tế.

Tập trung vào sản xuất các loại mặt hàng chủ yếu, trong đó trọng tâm là sản xuất các sản phẩm kết cấu như: kết cấu thép, cầu trục, kết cấu rầm, bê tông, thiết bị nâng hạ, bu lông cường độ cao….

II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm qua. 1. Đặc điểm các sản phẩm chủ yếu của công ty. 1. Đặc điểm các sản phẩm chủ yếu của công ty.

Công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam. Công ty chuyên chế tạo kết cấu thép; thiết bị nâng hạ; các loại bồn bể kim loại; bulông cường độ cao; thiết bị phi tiêu chuẩn; xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, văn hoá, thể thao, du lịch, kinh doanh kim khí vật tư

tổng hợp; tư vấn lập dự án, thiết kế công trình. Công ty liên doanh với Trung Quốc sản xuất thép, cốp pha tre tổ hợp chất lượng cao. Công ty có 8 đơn vị thành viên và một Công ty liên doanh với nước ngoài đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bình Dương.

Hàng năm, Công ty có khả năng chế tạo, lắp dựng được 20.000 tấn kết cấu thép, khung nhà tiền chế đường bộ, các phụ kiện bao che mọi khẩu độ; cột điện đường dây 500KV, 220KV, 110KV và thiết bị phi tiêu chuẩn trên dây truyền công nghệ hiện đại theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Thiết bị nâng hạ là một trong những mặt hàng truyền thống 30 năm qua, Công ty đã lắp đặt, chế tạo hàng nghìn cầu trục, cổng trục có sức nâng đến 100 tấn cung cấp cho các nhà máy cơ khí luyện kim, cảng biển kho tàng đảm bảo độ an toàn cao, thay thế một phần thiết bị nhập ngoại. Đên nay Công ty có thể lắp đặt chế tạo 150 cầu trục, cổng trục có tải trọng lớn theo yêu cầu đa dạng của khách hàng. Bu lông cường độ cao được dập nguội theo công nghệ hiện đại đã cung cấp cho các nhà máy chế tạo cơ khí, luyện kim, các đơn vị lắp dựng cột điện cao thế, liên kết dầm thép có tải trọng lớn, hàng năm Công ty có thể sản xuất hàng nghìn tấn bu lông các loại.

Xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, văn hoá thể thao du lịch và xây lắp đường dây trạm điện là thế mạnh của Công ty. Hàng năm Công ty có thể xây dựng trên 1 vạn m2 nhà xưởng và 150km đường dây tải điện ở mọi miền đất nước.

Công ty có trên 1000 kỹ sư, trung cấp, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề trong đó có một số thợ giỏi có chứng chỉ hành nghề quốc tế. Các công trình xây lắp và sản phẩm công nghiệp mang nhãn hiệu COMESS đã được khách hàng cả nước tín nhiệm. Công ty luôn bảo đảm chế tạo, lắp dựng, thi công các công trình đạt chất lượng cao, an toàn và tiến độ nhanh.

Các sản phẩm chủ yếu của công ty chủ yếu là sản phẩm kết cấu: sản phẩm kết cấu thép ( tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn), thiết bị nâng hạ, bu lông cường độ cao, cầu trục, tôn lợp, ngoài ra công ty còn thực thi công các công trình do thầu, kinh doanh các loại vật liệu, kim khí, vật tư thiết bị với 11 cửa hàng và trạm Hà Nội thuộc xí nghiệp kinh doanh kim khí và vật tư tổng hợp Đông Anh.

Các sản phẩm kết cấu và xây lắp thì rải rác đều có hầu hết ở các đơn vị thành viên: nhà máy cơ khí Hồng Nam sản xuất và kinh doanh các sản phẩm là kết cấu thép, thiết bị nâng hạ, bu lông cường độ cao, kim khí mua vào bán ra; nhà máy kết cấu thép Đông Anh sản xuất và kinh doanh các sản phẩm là kết cấu thép, tôn lợp, thiết bị nâng hạ, mua bán kim khí và thực hiện xây lắp các công trình; Xí nghiệp xây lắp 5 sản phẩm là kết cấu thép, bê tông đúc sắn các loại và thực hiện xây lắp; Xí nghiệp kết ấu thép cơ giới xây dựng với sản phẩm chủ yếu là kết cấu thép; Nhà máy quy chế cơ khí xây dựng với sản phẩm kết cấu thép, bu lông cường độ cao.

2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ tổ chức trong công ty:

Đảng uỷ công ty Giảm đốc công ty Công đoàn công ty Phó Phó Phó

Cơ cấu tổ chức của công ty biểu hiện đặc trưng của một doanh nghiệp Nhà nước là sự tham gia lãnh đạo của Đảng uỷ Công ty biểu hiện sự lãnh đạo của Đảng. Cơ cấu này thể hiện cơ cấu trực tuyến chức năng, quyền Giám đốc quản lý cơ quan Công ty và toàn bộ các đơn vị thành viên và các đội thi công trực thuộc đơn vị mình đồng thời có sự trợ giúp của ba Phó Giám đốc, giúp Giám đốc quản lý các bộ phận theo chức năng của mình. Cơ cấu này đã loại bỏ được những hạn chế và riêng biệt của từng loại, phát huy được những ưu điểm của chúng tạo thành thế mạnh chung. Tuy nhiên nó còn có những hạn chế nhất định mà chưa thể khắc phục được.

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty:

Phòng tổ chức lao động.

- Là tham mưu giúp việc cho Giám đốc, nằm trong hệ thống các phòng ban chức năng của công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty và thường vụ Đảng uỷ Công ty về công tác tổ chức và cán bộ trong đào tạo, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí và nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.

- Giúp giám đốc công ty nắm tình hình nhân sự, lao động các đơn vị thành viên, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Là cơ quan thay mặt Giám đốc Công ty kiểm tra hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ cán bộ công nhân viên, giải quyết mọi chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người lao động như đào tạo lại, nâng bậc lương, định mức lao động và thu nhập, tuyển dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của cơ sở. Có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan bảo hiểm xã hội Thành phố và tổ chức công đoàn trong việc giải quyết quyền lợi cho người lao động như về hưu nghỉ chế độ, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.

- Giúp Giám đốc Công ty chức năng thanh tra, kiểm tra để tăng cường pháp chế trong sản xuất kinh doanh và chức năng bảo vệ- tự vệ nhằm bảo đảm cho sự an toàn trật tự trong sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của thanh tra Tổng công ty và thanh tra Nhà nước Bộ công nghiệp được quyền thanh tra, kiểm tra, nắm tình hình đối với các đơn vị thành viên thuộc quyền quản lý của Công ty.

Nhiệm vụ cụ thể: +Về tổ chức:

- Tham mưu cho Giám đốc Công ty sắp xếp tổ chức kinh doanh các đơn vị trong toàn Công ty phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.

- Tham gia cùng các đơn vị trong việc sắp xếp bộ máy quản lý và sắp xếp các tổ chức sản xuất trong đơn vị.

- Giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc làm thủ tục hành chính cho các quyết định về tổ chức : thành lập, sát nhập, giải thể các tổ chức hoặc đơn vị thành viên theo phân cấp của Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam.

+ Về tổ chức cán bộ: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và thường vụ Đảng uỷ về bố trí, sắp xếp, đề bạt, cùng ban tổ chức Đảng uỷ xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công ty, theo dõi hồ sơ cán bộ.

+ Về lao động: Nắm tình hình lao động toàn công ty, báo cáo Giám đốc và cấp trên theo quý, xác định tiêu chuẩn các loại lao động cần tuyển, tham gia tuyển dụng.

+ Về chế độ chính sách y tế: kiểm tra chế độ chính sách hiện hành, duy trì khám sức khoẻ định kỳ.

+ Về kế hoạch tiền lương: hướng dẫn xây dựng định mức tiền lương, tổng hợp kế hoạch tiền lương chung toàn Công ty.

+ Về đào tạo: theo dõi thống kê trình độ hiện có của cán bộ trong toàn Công ty, tổ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng potx (Trang 27 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)