Mô hình thanh toán tiền điện tử vô danh (Anonymous e-money)

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội” ppt (Trang 29 - 41)

II- Sự hình thành và phát triển ngân hàng điện tử

4.1Mô hình thanh toán tiền điện tử vô danh (Anonymous e-money)

3- Mô hình hoạt động và các nghiệp vụ của ngân hàng điện tử

4.1Mô hình thanh toán tiền điện tử vô danh (Anonymous e-money)

E-cash là một loại tiền điện tử vô danh đầu tiên được phát triển bởi Digitalmoney và được ngân hàng Mark Twain Bank giới thiệu vào năm 1995, sau đó Ecash được các ngân hàng lớn như DeutscheBank AG và Frankfurt đưa vào sử dụng từ tháng 10/1997, quá trình thanh toán của loại tiền này như sau : Để thanh toán được, trước tiên khách hàng phải mua tiền điện tử của ngân hàng bằng chương trình “ví điện tử” (electronic purse software) được cài đặt sẵn trong hệ thống máy tính, thông qua chương trình này, khách hàng tạo ra những đồng tiền trắng, kèm theo số seri đã được mã hóa rồi gửi tới ngân hàng để xin xác nhận. Ngân hàng sử dụng chương trình đặc biệt gọi là “Blind signature” xác nhận lên những đồng tiền đó, đồng thời trừ tiền trên tài khoản của khách hàng bằng đúng số tiền phát hành rồi gửi lại cho khách hàng, khách hàng giải mã và lưu giữ số tiền này trong ví điện tử. Thực tế, ngân hàng không

biết số seri của những đồng tiền này do chúng đã được mã hoá, điều đó đảm bảo tính vô danh của loại tiền này.

Khi cần thanh toán, khách hàng gửi Ecash cho người bán (kèm số seri), người bán lập tức gửi số tiền này cho ngân hàng của mình để thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, ngân hàng của người bán kiểm tra tính hợp lệ của số tiền này với ngân hàng phát hành, sau đó ghi có cho khách hàng của mình nếu số tiền này là hợp lệ và thông báo cho người bán là quá trình thanh toán đã được thực hiện, cuối cùng, người bán gửi hàng hoá dịch vụ cho người mua. Toàn bộ quá trình thanh toán này được thực hiện trực tuyến và được thể hiện ở hình 4.

1. Người mua gửi tiền trắng + mã số đến ngân hàng yêu cầu mua Ecash. 2. Ngân hàng của người mua xác nhận rồi gửi Ecash lại cho người mua. 3. Người mua giải mã rồi dùng tiền này để mua hàng hoá.

4. Người bán gửi Ecash đến cho ngân hàng của mình.

5. Ngân hàng người bán kiểm tra và thanh toán với ngân hàng phát hành. 6. Ngân hàng người bán thông báo và ghi có cho người bán.

Người mua (Consume Người bán 3 2 1 4 6

Hình 4 : Mô hình thanh toán điện tử

Ecash thực chất là một dòng thông tin, do đó nó có thể sao chép và sử dụng lại (double spending). Để tránh hiện tượng này, ngân hàng phát hành ghi lại toàn bộ các seri của các đồng tiền đã được thanh toán, sau đó được sử dụng để đối chiếu trong các thanh toán tiếp theo, nếu thấy trùng seri, thanh toán sẽ không thực hiện được, như vậy, mỗi Ecash chỉ được sử dụng có một lần.

ưu điểm : Mô hình này có ưư điểm là an toàn gần như tuyệt đối, ngân hàng và người bán không thể biết được thông tin từ phía khách hàng vì không có sự liên hệ giữa Ecash với khách hàng.

Nhược điểm : Mô hình thanh toán này có 4 nhược điểm cơ bản sau :

- Khách hàng cần phải cài đặt chương trình này trong máy, việc cài đặt chương trình này nhiều khi phức tạp đối với những người không có kỹ năng về máy tính, hơn nữa vì là tiền điện tử vô danh được chứa đựng trong ổ cứng của máy tính nên khi ổ cứng bị hỏng thì tiền cũng mất theo, không lấy lại được vì ngân hàng không biết số hiệu của khách hàng.

- Chi phí cho một lần giao dịch là khá cao, nguyên nhân là do tất cả các bên đều phải cùng đồng thời kết nối trực tuyến để thanh toán, do đó mô hình này không phù hợp với những giao dịch có giá trị nhỏ (micro payments, pico payment) như trả tiền mua báo, vé xem phim. Ngân hàng của người mua Ngân hàng của người bán 6 Intern et

- Để đảm an toàn, ngân hàng cần phải ghi lại các số hiệu của các đồng tiền đã thanh toán, do đó khối lượng dữ liệu này ngày càng lớn dần lên, làm chậm tốc độ thanh toán do phải so sánh quá nhiều với các số hiệu.

- Phải có sự phát triển đồng bộ giữa các ngân hàng trong hệ thống, nếu các ngân hàng không đồng thời đổi mới công nghệ thực hiện thanh toán trên mạng thì quá trình thanh toán có thể không thể thực hiện được, do vậy, mô hình này rất tốn kém đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Do những nhược điểm của nó (lớn nhất là không phù hợp với các giao dịch có giá trị nhỏ), mô hình này đang dần dần được hoàn thiện bởi một số tổ chức tài chính như Ecash, Internet Cash.

4.2 Mô hình thanh toán BIPS.

BIPS (Bank Internet Payment system) là sản phẩm của tập đoàn công nghệ và dịch vụ tài chính viết tắt là FSTC (Financial Services Technology Consortium) thành viên ban đầu bao gồm các ngân hàng lớn (Citibank, Mellonbank, Glenview State bank) và các tổ chức phát triển công nghệ hàng đầu thế giới (Compaq, GlobeSet, NCR..), đây được coi là mô hình thanh toán tốt nhất dành cho hệ thống ngân hàng hiện nay, mô hình này được giới thiệu vào tháng 10 năm 1998 và được các ngân hàng trong tập đoàn sử dụng rất thành công.

Tổng quan hệ thống :

Như đã trình bày ở phần trên, nhược điểm của hệ thống thanh toán tiền điện tử là phải có sự đồng bộ trong công nghệ thanh toán của các ngân hàng, một ngân hàng cho phép thanh toán trên mạng, tuy nhiên nó lại gặp khó khăn là các ngân hàng khác chưa cho phép thanh toán trực tuyến thông qua mạng

Internet, sự ra đời của hệ thống thanh toán mạng ngân hàng BIPS đã khắc phục được nhược điểm trên, nó cho phép tận dụng tối đa hệ thống thanh toán hiện thời của ngân hàng.

BIPS cung cấp cho khách hàng của ngân hàng một cách tiếp cận đơn giản, an toàn và hiệu quả với hệ thống thanh toán hiện thời thông qua mạng Internet, BIPS bao gồm các bộ phận cần thiết để tiếp nhận và xử lý thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng cũng như giữa các ngân hàng với nhau thông qua hệ thống thanh toán hiện thời, quá trình thanh toán thương mại điện tử theo BIPS được thực hiện như sau :

 Người mua nối mạng vào trang Web của người bán để mua hàng, sau khi chọn hàng (bấm chọn mặt hàng trên trang Web), hoá đơn thanh toán hiện ra, yêu cầu khách hàng chọn lựa phương thức thanh toán theo BIPS và điền vào những thông tin cần thiết như số lượng hàng cần mua, số tài khoản, địa điểm giao hàng..v..v. sau đó gửi hoá đơn kèm theo chữ ký điện tử (đã được mã hóa) đến ngân hàng của mình yêu cầu thanh toán. (Khi người mua chon phương thức thanh toán qua BIPS hoá đơn tự động thêm thông tin về ngân hàng của người bán và số tài khoản của người bán tại ngân hàng này).

 Nhận được hoá đơn yêu cầu thanh toán của người mua, BIPS kiểm tra chữ ký điện tử của khách hàng, nếu đúng là khách hàng của mình, ngân hàng tiếp tục kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán, nếu đủ tiền để thanh toán, BIPS tự động lựa chọn kênh thanh toán thích hợp (chuyển tiền, thanh toán bù trừ qua mạng SWIFT hay trực tiếp qua mạng Internet) để thanh toán với ngân hàng của người bán, sau đó, BIPS gửi thông báo cho khách hàng là quá trình thanh toán đã được thực hiện, ngân hàng người bán ghi có vào tài khoản của người bán rồi gửi giấy báo có cho người bán để người bán thực hiện chuyển hàng cho người mua.

Toàn bộ quá trình thanh toán trực tuyến qua ngân hàng được mô tả như hình 5.

Hình 5: Mô hình thanh toán thương mại điện tử theo BIPS.

1. Người mua yêu cầu mua hàng, thông báo là sẽ thanh toán qua ngân hàng. 2. Người bán trình hoá đơn kèm theo số tài khoản tại ngân hàng người bán. 3. Người mua trình hoá đơn cho ngân hàng của mình yêu cầu thanh toán.

4. BIPS thanh toán với ngân hàng người bán thông qua hệ thống thanh toán hiện thời.

5. NH người bán báo có cho người bán để người bán thực hiện chuyển hàng. Ngân hàng của người mua Ngân hàng của người bán Người mua (Consume Người bán Hệ thống thanh toán hiện thời : Mạng, bù trừ, Interne t Interne t 4 3 2 1 5

Nhìn chung các giao dịch (thanh toán, chuyển khoản, ..) giữa các khách hàng và ngân hàng (BIPS) được thực hiện qua các bước sau :

ưu điểm của hệ thống BIPS : BIPS mang lại rất nhiều ưu điểm cho khách hàng và cho cả bản thân ngân hàng và đối với bản thân ngân hàng nhà nước Việt Nam, tuy nhiên, có thể tóm tắt một số lợi ích sau :

 ưu điểm lớn nhất là có thể sử dụng được hệ thống thanh toán hiện thời, BIPS kết nối với các hệ thống thanh toán như thanh toán bù trừ qua ngân hàng nhà nước, thanh toán qua mạng SWIFT.. cho phép khách

Hệ thống xử lý thanh toán (NH, NHNN) Khách hàng của BIPS Nhận thông báo đã thực hiện thanh BIPS Ngân hàng của người mua 3-Tiếp nhận và xử

lý yêu cầu thanh

toán 4-Kiểm tra tính hợp lệ (chữ ký điện tử, xác nhận của khách hàng). -Kiểm tra tài

khoản.

+ Không hợp lệ :

Gửi thông báo cho

K/H. + Hợp lệ, chuyển bước 6. 6- Chọn kênh thanh toán thích hợp, định dạng Người mua Khách hàng của BIPS

1-Soạn yêu cầu

thanh toán, ký nhận thanh toán

Gửi hoá đơn yêu

cầu thanh toán đến

ngân hàng qua Internet

Nhận thông báo

hàng dễ dàng giao dịch với các khách hàng của ngân hàng có hệ thống thanh toán khác với BIPS, đây sẽ còn là ưu điểm lớn nhất của BIPS khi công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng chưa hoàn toàn đồng bộ.  An toàn : BIPS thoã mãn được mọi yêu cầu về bảo đảm an toàn của

khách hàng và của ngân hàng, hệ thống đảm bảo an toàn của BIPS gồm có :

- Xác nhận điện tử (digital cetificates) : công cụ để nhận biết khách hàng của ngân hàng.

- Chữ ký điện tử (digital signature) mã khóa cá nhân(provate key ) và mã khoá công cộng (Puplic key): các công cụ này được đính kèm với mọi thông điệp, được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn của thông điệp gửi đi từ phía khách hàng hay ngân hàng. Mỗi thông điệp có một chữ ký điện tử riêng nó phản ánh nội dung của thông điệp và được mã hoá. Bất cứ một sự thay đổi nào trong nội dung của thông điệp đều bị phát hiện.

- Chi phí thấp. Chi phí cho một lần thanh toán rất thấp, khách hàng chỉ phải trả tiền nối mạng, không phải trả tiền dịch vụ thanh toán như đối với một số phương thức thanh toán khác. Chính vì vậy BIPS thoả mãn được các nhu cầu thanh toán vi mô ( micro peyment ) trong thương mại điện tử. Hơn nữa, BIPS không giới hạn mức tiền thanh toán trong mỗi lần giao dịch, khách hàng có thể thanh toán những khoản tiền lớn (macro peyment ) mà vẫn đảm bảo an toàn.  Hiệu quả cao. Quá trình xử lý thanh toán từ việc tiếp nhận thông điệp, lựa chọn kênh thanh toán, thực hiện thanh toán đến phản hồi thông tin khách hàng, tất cả đều được BIPS thực hiện hoàn toàn tự động. Do đó năng suất lao động được nâng cao, bộ máy nhân công gọn nhẹ, tiết

kiệm được nhiều chi phí lao động và chi phí giao dịch trung gian.... Tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận ngân hàng.

Với những ưu điểm trên, sự ra đời của BIPS đã thật sự là một mốc son trong chặng đường phát triển của Ngân hàng điện tử. Rất nhiều ngân hàng trên thế giới hiện đã và đang nghiên cứu và áp dụng mô hình này.

III. Tình hình phát triển của ngân hàng điện tử trên thế giới.

1.Tình hình phát triển của ngân hàng điện tử trên thế giới .

Dịch vụ ngân hàng trực tuyến đối với các ngân hàng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển đã trở thành một kênh không thể thiếu trong hệ thống kênh phân phối dịch vụ tài chính. Uy tín, năng lực cạnh tranh và lợi nhuận của các ngân hàng này phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động trên mạng. Chính vì vậy, ngày nay Internet không chỉ là một kênh bổ sung như trước mà nó được coi là một kênh bán hàng chính thức của khách hàng.

Mỹ được coi là nước đi tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế cho khách hàng qua Internet . Theo công ty dữ liệu quốc tế IDC ( International Data Corp ), ở Mỹ hiện đã có trên 15 triệu người sử dụng e- banking với con số ngân hàng cung cấp dịch vụ này lên đến khoảng 100.000 ( chiếm 10% ). Trong đó, có khoảng 50 ngân hàng đã đạt đến cấp độ cao nhất, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính qua mạng. netb@nk là một ngân hàng điện tử điển hình của Mỹ đang có khoảng 66.000 tài khoản khách hàng với lãi suất tiền gửi hấp dẫn hơn nhiều so với các ngân hàng truyền thống khác. Trong vòng một năm từ 1998 đến 1999, tài sản của ngân hàng này tăng gấp ba lần, lên đến 1,3 tỷ USD. Cũng theo IDC, thị phần của hệ thống ngân hàng trong thanh toán thương mại điện tử, tại Mỹ đã tăng lên rất

nhanh : từ 6% năm 1998, 42% năm 1999, lên đến 49% năm 2000, dự đoán đến năm 2003, con số này là 70%.

Tiếp sau Mỹ trong ứng dụng Internet vào ngân hàng là các nước châu Âu mà điển hình là Anh và Đức. Anh được coi là nước có số người sử dụng mạng nhiều nhất châu Âu ( 39% dân số ), hiện có khoảng 11.000 ngân hàng cung cấp dịch vụ qua Internet. Châu á, tuy đi sau nhưng lại có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. theo một nghiên cứu tiến hành cuối năm 2000 của NetValue, tỉ lệ phần trăm số hộ gia đình châu á kết nối Internet đang tăng nhanh và có xu hướng bắt kịp với Mỹ và Châu Âu, đặc biệt tại ba quốc gia Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc. NetValue nhận xét, người dân châu á mặc dù chỉ mới tiếp cận với Internet nhưng họ lại là người tiêu dùng một số lượng giao thức lớn hơn người sử dụng Internet ở Mỹ hay Châu Âu. Mua sắm trên mạng và gởi thư là hai lĩnh vực Châu á có khối lượng tương đương Mỹ.

Số người sử dụng Internet ở Hàn Quốc là 34.5% trong đó có 15% số người sử dụng dịch vụ E-Banking. ở Singapore 47,5% số hộ kết nối Internet ( Chỉ sau Mỹ ) trong đó là 10 % có giao dịch thanh toán. Hội đồng tiền tệ của Singapore đã đặt ra kế hoạch là đến năm 2008 thì các ngân hàng và các thương nhân trên quốc đảo này sẽ bắt đầu áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên phạm vi toàn quốc. Hình thức thanh toán trên được gọi là “Hệ thống thanh toán điện tử” . Với hệ thống này theo luật pháp Singapore thì các thương nhân và các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc phải chấp nhận tiền điện tử.

Việt Nam chính thức bắt đầu hoà nhập với cộng đồng Internet năm 1998, tuy nhiên cũng đã có những bước tiến đáng kể. Theo ước tính của VDC, Việt Nam hiện có 11.000 thường xuyên sử dụng Internet. Hiện đã có một số chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài đã thiết lập các trang chủ và bắt đầu đưa ra

nhiều chương chình thu hút khách hàng trên mạng như ngân hàng Thương Mại cổ phần á châu ( ABC ), ngân hàng phát triển châu á (ADB) và Citibank. Chỉ có hai ngân hàng trong nước có trang Web riêng là ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng kỹ thương Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại cả hai trang Web này mới chỉ cung cấp các thông tin thông thường mang tính giới thiệu và cung cấp cho khách hàng khả năng kiểm tra tài khoản cá nhân. Nhìn chung các ngân hàng tại Việt Nam chưa có các giao dịch trên mạng, nguyên nhân chính là do thiếu hệ thống cơ sở pháp lý về thanh toán tiền điện tử và chữ ký điện tử, hiện tại trang web của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đang sửa chữa để có khả năng giao dịch trên mạng, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 7/2003.

2 . Xu hướng phát triển ngân hàng điện tử trong tương lai.

Hiện nay, cuộc cách mạng CNTT đang chuyển sang giai đoạn thứ năm, giai

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội” ppt (Trang 29 - 41)