Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 99)

f) Định hướng phân bố cơ cấu bán buôn và bán lẻ của ngành thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nộ

2.2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại Hà Nộ

Hiện nay, cần phải coi trọng bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực của ngành thương mại Hà Nội. Các doanh nghiệp thương mại đến nay cũng đã ý thức được cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau thực chất cho cùng là cạnh tranh về mặt nhân lực. Vì vậy, Thành phố cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thương mại để khuyến khích phát triển tiềm năng cho các nhà kinh doanh, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kinh doanh.

Những chức danh như các loại giám đốc của tổng công ty, công ty, doanh nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã thương mại phải được đào tạo ở cấp cao, đảm bảo thực hành công nghệ quản lý hiện đại và đáp ứng yêu cầu đổi mới.

- Xuất phát từ thực trạng hiện nay của đội ngũ lao động trong ngành thương mại Hà Nội, các lớp đào tạo, bồi dưỡng cần được tổ chức để trang bị về những kiến thức cần thiết trước hết cho các doanh nhân, như:

+ Chuẩn bị để trở thành một doanh nhân + Bắt đầu nghề kinh doanh

+ Lập kế hoạch kinh doanh và chiến lược kinh doanh

+ Kế toán đơn giản cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ + Quản lý tài chính và các nguồn vốn

+ Tăng cường kỹ năng và kiến thức bán lẻ hàng hoá hiện đại + Cải thiện hình ảnh, thiết kế và cách bố trí cửa hàng

+ Phát triển mô hình cửa hàng bán lẻ hiện đại + Sử dụng công nghệ hiện đại vào kinh doanh

+ Phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh mới và kiến thức cho các doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh

+ Kiến thức và kỹ năng quản lý các chuỗi cung ứng hàng hoá

+ Đào tạo về thương mại điện tử cho doanh nghiệp thương mại: giới thiệu về Internet và thương mại điện tử, lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử, an ninh thương mại điện tử…

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản lý được tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài..

- Thành phố cần hỗ trợ kinh phí cho tổ chức các lớp học để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý, các chương trình tư vấn về kinh doanh, phát triển thương hiệu…dành cho các doanh nghiệp thương mại tư nhân.

- Cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của hội nhập thương mại khu vực và quốc tế.

+ Cần kết hợp giữa đào tạo và đào tạo lại, đào tạo ở trường lớp và đào tạo tại doanh nghiệp, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức khu vực và quốc tế, khuyến khích các nhà phân phối nước ngoài chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ quản trị cho các doanh nghiệp thương mại Hà Nôi.

+ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phổ biến rộng rãi các quy định của Nhà nước như các quy định về điều kiện tham gia kinh doanh, trách nhiệm dân sự, các ràng buộc pháp luật pháp luật khác,…cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thương mại.

+ Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức khu vực và quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực quản lý các loại hình tổ chức thương mại hiện đại, như các đị siêu thị, trung tâm mua sắm và trung tâm thương mại, sàn giao dịch…

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 99)