Định hướng phát triển các hệ thống thị trường hàng hóa trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

bàn Hà Nội

* Phát triển hệ thống thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng ◙ Ở thành thị:

+ Trung tâm thương mại + Siêu thị

+ Chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp

+ Các đường phố thương mại + Các Tung tâm bán buôn + Các khu dịch vụ phụ trợ

+ Các tổng đại lý hoặc nhượng quyền thương mại

- Trọng tâm là hình thành cấu trúc cân đối, hợp lý giữa các khu thương mại ở trung tâm thành phố, khu thương mại ở các khu dân cư và ở các huyện ( như khu trung tâm thương mại của thành phố, của các Quận, huyện và khu thương mại ở từng khu dân cư).

- Phát triển các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi để thu hút nhiều nguồn đầu tư đa dạng cho phát triển mạng lưới phân phối hiện đại và thu hút nhiều hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng, trong đó cần chú trọng phát triển các chuỗi liên kết theo phương thức nhượng quyền kinh doanh và các chuỗi liên kết tự nguyện của các siêu thị nhỏ, các cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng bách hoá để tăng cường năng lực cạnh tranh cho họ.

- Quy hoạch phát triển các hình thức bán lẻ mới như Trung tâm thương mại, Trung tâm mua sắm, siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên doanh( như siêu thị thực phẩm, điện máy, dụng cụ gia đình…) cũng như siêu thị dạng kho

hàng…và có chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư vào những hình thức này. Đồng thời cũng chú trọng phát triển mạng lưới các cửa hàng tiện lợi( thời gian kinh doanh dài hoặc cả ngày) gần kề ở các khu dân cư; cho phép và khuyến khích, giúp đỡ những cửa hàng, quầy hàng, tiệm tạp hoá thành lập những liên minh kinh doanh, thống nhất trong mua và bán với mục tiêu đảm bảo cung ứng hàng rẻ, chất lượng tốt và tiện lợi cho dân cư. Cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp quy mô lớn mua hoặc sáp nhập những cửa hàng hoặc siêu thị nhỏ để phát triển mạng lưới các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

- Điều chỉnh, sắp xếp và nâng cấp thương nghiệp truyền thống, như hạn chế sự phát triển tràn lan của các quầy, tiệm tạp hoá ở khắp nơi hiện nay thông qua khống chế quy mô và số lượng của các loại hình này từng khu vực, khuyến khích các cửa hàng bách hoá lớn mua hoặc sáp nhập những tiệm tạp hoá nhỏ để thành doanh nghiệp lớn có thương hiệu, khuyến khích các siêu thị, cửa hàng nhỏ chuyển đổi thành các siêu thị chuyên doanh, các quầy, tiệm tạp hoá nhỏ gia nhập các liên minh mua bán hàng hoá.

- Cải tạo các đường phố thương mại để trở thành hạt nhân ở các Khu thương mại trung tâm, đảm bảo các yêu cầu hiện đại và mang bản sắc văn hoá kinh doanh truyền thống, khắc phục được tình trạng phát triển ở các cửa hàng, cửa hiệu mặt phố.

- Phát triển mạng lưới kinh doanh hàng vật liệu xây dựng, ô tô, đồ dùng gia đình, đồ điện giai dụng theo hướng phát triển kinh doanh chuỗi, quy mô lớn và tổng hợp.

- Phát triển phương thức hiện đại bán hàng tiêu dùng theo hướng khuyến khích bán hàng qua các Tổng đại lý hoặc nhượng quyền thương mại, bao gồm cả các chức năng chế biến, gia công, lắp đặt, dự trữ và áp dụng thương mại điện tử. Khuyến khích phát triển phương thức kinh doanh chuỗi trên cơ sở liên kết và liên doanh của những nhà kinh doanh nhỏ.

- Phát triển các chợ bán lẻ hàng công nghiệp tiêu dùng thành các siêu thị tổng hợp hoặc chuyên doanh.

- Phát triển các Trung tâm bán buôn hiện đại.

- Phát triển mạng lưới các khu logistics tập trung để cung cấp đồng bộ các dịch vụ hậu cần phân phối.

Ở nông thôn:

+ Chợ bán lẻ, trung tâm mua sắm, siêu thị. + Các cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng tạp hoá.

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại phát triển mạng lưới và trở thành kênh phân phối chủ yếu hàng công nghiệp tiêu dùng ở thị trường nông thôn.

- Nâng cấp và mở rộng mạng lưới chợ bán lẻ ở địa bàn các xã, khuyến khích các thương nhân hoạt động trong chợ thành lập các liên minh mua bán hàng hoá, lấy chợ làm hạt nhân để tổ chức khu vực xung quanh chợ tạo cơ sở cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh và tổng hợp phát triển.

- Phát triển khu thương mại - dịch vụ tổng hợp.

* Phát triển hệ thống thị trường hàng tư liệu sản xuất + Sàn giao dịch điện tử

+ Thị trường giao dịch kỳ hạn + Các trung tâm bán buôn

+ Các doanh nghiệp bán buôn lớn

+ Cung ứng trực tiếp từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng.

- Phát triển đa dạng các hình thức bán buôn theo hướng khuyến khích đấu thầu mua sắm với sản phẩm chủ yếu, khối lượng lớn và cung ứng hàng hoá trực tiếp để giảm chi phí.

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp bán buôn quy mô lớn của tư nhân.

- Phát triển các trung tâm giao dịch nguyên, phụ liệu cho từng ngành sản phẩm.

- Khuyến khích và hỗ trợ giao dịch giữa các hệ thống theo mạng trên cơ sở thành lập các sàn giao dịch điện tử và thị trường giao dịch kỳ hạn.

* Phát triển hệ thống thị trường nông sản + Chợ truyền thống

+ Chợ trung tâm bán buôn, chợ đấu giá + Hợp đồng thu mua nông sản

+ Trung tâm xuất, nhập khẩu hàng nông sản

- Khuyến khích phát triển các chợ bán buôn, bán lẻ truyền thống thành các siêu thị tổng hợp, siêu thị bán buôn nông sản quy mô lớn.

- Khuyến khích và hỗ trợ các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm ở thành phố mua hàng trực tiếp ở nông thôn và khuyến khích, hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà cung ứng bán nông sản vào các siêu thị, cửa hàng ở thành phố.

- Phát triển các chợ trung tâm bán buôn nông sản hiện đại theo hướng mua bán chuyên nghiệp và đấu giá, thanh toán qua hệ thống điện tử để gắn kết doanh nghiệp với các nhà sản xuất nông sản, trung tâm xuất, nhập khẩu hàng nông sản.

- Nâng cấp các chợ bán lẻ.

* Phát triển các dạng thị trường chung + Hội chợ + Triển lãm + Chợ tổng hợp quy mô lớn + Chợ thời vụ + Chợ tuần + Chợ năm

+ Khu trưng bày hàng mẫu và đặt hàng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)