Đòi hỏi khách quan phải tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu gái trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 51 - 52)

V. Khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm các ngành kinh tế theo giá cơ bản

2. Điều kiện và khả năng đảm bảo tính khả thi của việc tính giá trị sản xuất theo giá cơ bản

2.2. Đòi hỏi khách quan phải tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cơ bản

ph−ơng pháp luận tính toán của chỉ tiêu giá trị sản xuất, về yêu cầu của ng−ời sử dụng, về chế độ kế toán sản xuất kinh doanh, tổ chức thu thập thông tin của ngành Thống kê và các điều kiện khác, cho thấy khả năng triển khai việc tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cơ bản trong điều kiện hiện tại là có tính khả thi, vì các yếu tố sau:

2.1. Ph−ơng pháp luận tính chỉ tiêu giá trị sản xuất

Ph−ơng pháp luận là điều kiện quan trọng chỉ ra nội dung và ph−ơng pháp tính toán thống kê. Ph−ơng pháp tính giá trị sản xuất nói chung và giá trị sản xuất công nghiệp nói riêng theo ph−ơng pháp luận của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), đã đ−ợc nghiên cứu và chính thức đ−a vào áp dụng trong ngành Thống kê từ năm 1993, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung trên cơ sở thực tiễn, đến nay về mặt ph−ơng pháp luận đã hoàn thiện, phù hợp với thực tế n−ớc ta. Chi tiết về ph−ơng pháp tính đã đ−ợc trình bày trong phần thứ hai của báo cáo này. Ph−ơng pháp tính đã xác định cụ thể nội dung (các yếu tố) của chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, quy trình tính theo giá cơ bản.

Nh− vậy về mặt ph−ơng pháp luận đã đ−ợc giải quyết triệt để không chỉ về lý thuyết, mà còn gắn với thực tiễn n−ớc ta, đảm bảo tính khả thi trong thực tế, đồng thời vẫn giữ đ−ợc nguyên tắc so sánh quốc tế của chỉ tiêu này.

2.2. Đòi hỏi khách quan phải tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cơ bản bản

ở n−ớc ta chỉ tiêu giá trị sản xuất nói chung và giá trị sản xuất ngành công nghiệp nói riêng đ−ợc xem là chỉ tiêu kinh tế quan trọng không thể thiếu đ−ợc trong công tác quản lý, điều hành nền kinh tế của cơ quan nhà n−ớc các cấp. Nh−ng lâu nay chỉ tiêu giá trị sản xuất chỉ đ−ợc tính theo giá sản xuất, để sử dụng cho đánh giá tốc độ tăng tr−ởng, tính cơ cấu trong nội bộ ngành và tính một số chỉ tiêu chất l−ợng khác.

Chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất dùng cho các mục đích trên có nh−ợc điểm là bị ảnh h−ởng của yếu tố thuế sản phẩm. Thuế sản phẩm đánh vào ng−ời mua hàng, ng−ời bán chỉ có nhiệm vụ thu hộ Nhà n−ớc. Các loại thuế sản phẩm đ−ợc sử dụng với vai trò điều tiết và h−ớng dẫn ng−ời tiêu dùng, nó hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của Nhà n−ớc, không do ng−ời sản xuất quyết định và không phản ánh đúng thực chất chi phí của đơn vị sản xuất. Chẳng hạn, chi phí để sản xuất ra vải hoặc phân bón (kể cả chi phí lao động sống và lao động vật hoá) nhiều hơn chi phí để sản xuất bia hay thuốc lá, nh−ng với sản phẩm vải mặc, phân bón là những mặt hàng khuyến khích ng−ời tiêu dùng nên có mức

thuế tiêu thụ thấp (từ 5% đến 10%), ng−ợc lại với mặt hàng bia, thuốc lá không phải mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, thậm chí Nhà n−ớc không khuyến khích tiêu dùng, nên mức thuế tiêu thụ rất cao (từ 50% đến 100%). Nh− vậy, nếu tính giá trị sản xuất theo giá cơ bản thì có thể giá trị sản xuất của vải, phân bón cao hơn giá trị sản xuất của bia, thuốc lá, điều này phù hợp với chi phí của đơn vị sản xuất, nh−ng tính theo giá sản xuất thì giá trị sản xuất của bia, thuốc lá cao hơn vải và phân bón, vì yếu tố thuế sản phẩm của ngành bia và thuốc lá chiếm lớn hơn so với ngành dệt vải và phân bón. Vì vậy, chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất không phản ánh đúng thực chất kết quả và hiệu quả của sản xuất cũng nh− tốc độ tăng tr−ởng và quan hệ cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, trong thời gian khá dài vẫn phải áp dụng giá sản xuất để tính chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế vì nhiều nguyên nhân ch−a cho phép tính đ−ợc dễ dàng theo giá cơ bản, trong đó nguyên nhân chi phối là cách đánh thuế và tính thuế doanh thu, khiến cho thống kê chỉ có thể tính đ−ợc tr−ớc và dễ dàng theo giá sản xuất, mà rất khó có thể tính đ−ợc trực tiếp theo giá cơ bản.

Hiện nay các điều kiện đã cho phép tiếp cận đ−ợc với giá cơ bản, mặt khác chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất đang bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng đ−ợc yêu cầu quản lý và nghiên cứu đối với các ngành kinh tế nói chung và đặc biệt với ngành công nghiệp, vì thế đòi hỏi cần phải tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cơ bản để đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu quản lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu gái trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)