Xử lý nước thải giấy bằng phương pháp sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình phục vụ tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty cổ phần in lụa Bình Định (Trang 55 - 56)

7 Cơng trình xử lý bùn

4.2.3. Xử lý nước thải giấy bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải nhà máy giấy bằng phương pháp sinh học được áp dụng phổ biến để giảm hàm lượng các hợp chất hữu cơ hồ tan hoặc phân tán nhỏ.

Thực chất của phương pháp sinh học để xử lý nước thải là dùng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ bẩn trong nước thải. Chúng sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số khống chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng để phát triển các tế bào mới.

Hoạt động sinh học của vi sinh vật phụ thuộc vào các thơng số như nhiệt độ, PH, loại hợp chất hữu cơ, hàm lượng dinh dưỡng và sự cĩ mặt các thành phần chất thải độc hại. Nên tách các chất rắn lơ lững cĩ thể lắng dễ dàng bằng xử lý sơ bộ để hạn chế lượng bùn tích tụ trong hệ thống sinh học.

Điều kiện để phát triển lượng vi sinh vật tối ưu cần cĩ đủ dinh dưỡng, lượng các nguyên tố vết, pH trong khoảng 6 – 8.5.

Trong nhà máy sản xuất bột giấy và giấy thường phát thải một số chất gây ảnh hưởng độc cho các quá trình sinh học như nhựa, sunfit và hydroperoxit…

Các quá trình sinh học cĩ thể diễn ra trong các khu vực tự nhiên, hoặc các bể được thiết kế và xây dựng để xử lý nước thải.

Dạng thứ nhất gồm các loại như cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ sinh vật… sẽ giải quyết vấn đề làm sạch nước thải đến mức độ cần thiết, và phục vụ tưới ruộng, làm màu mỡ đất đai và nuơi cá.

Dạng thứ hai gồm các cơng trình như bể lọc sinh học nhỏ giọt, bể lọc sinh học cao tải, bể bùn hoạt tính, hồ sinh học thổi khí, mương oxy hố…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình phục vụ tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty cổ phần in lụa Bình Định (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w