Cố định phèn FeCl3 và thay đổi pH

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ (Trang 57 - 61)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.1.2Cố định phèn FeCl3 và thay đổi pH

Bảng 5.6 Cố định lượng phèn FeCl3 (100g/L) và thay đổi pH

Mô hình 1 2 3 4 5 6

Lượng phèn (ml) 3 3 3 3 3 3

pH 8 7,5 7 6,5 6 5,5

Sau khi thực hiện xong thí nghiệm, kết quả phân tích mẫu như sau:

Bảng 5.7 Hiệu quả xử lý COD sau khi thí nghiệm cố định phèn FeCl3 và thay đổi pH

Mô hình 1 2 3 4 5 6

COD 18.635 17.874 17.315 17.805 16.720 17.408

Hiệu quả xử lý 29% 32% 34% 32% 37% 34%

Hiệu quả xử lý COD được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 5.5 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý COD cố định phèn FeCl3 và thay đổi pH

Nhận xét : Quan sát kết quả thí nghiệm và thể hiện trên biểu đồ cho thấy hiệu quả sau khi keo tụ với phèn FeCl3 ở pH = 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5 ở các mô hình như sau :

- Mô hình 1, 2, 3, 4, 6 sau khi thực hiện xong thí nghiệm có hiện tượng nước trong, bông keo to, quá trình lắng tốt xong hiệu quả xử lý COD không cao.

- Ở mô hình 5 hiệu quả xử lý tốt nhất hiện tượng là nước trong, bông keo to và lắng rất nhanh, COD giảm được 37% so với nồng độ COD ban đầu và cao hơn hiệu quả xử ở các mô hình khác

Kết luận: Sau khi quan sát hiện tượng và kết quả phân tích cho thấy hiệu quả xử lý

Hiệu quả xử lý hàm lượng chất rắn lơ lửng SS

Bảng 5.8 Hiệu quả xử lý SS sau khi thí nghiệm cố định phèn FeCl3 và thay đổi pH

Mô hình 1 2 3 4 5 6

SS 836 771 785 743 729 883

Hiệu quả xử lý 36% 41% 40% 43% 45% 33%

Hiệu quả xử lý SS được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 5.6 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý SS cố định phèn FeCl3 và thay đổi pH

Nhận xét :

Quan sát kết quả thí nghiệm và thể hiện trên biểu đồ cho thấy hiệu quả sau khi khi keo tụ ở pH = 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5 ở các mô hình như sau :

- Ở mô hình 1; 2; 3; 4; 6 sau khi thực hiện xong thí nghiệm kết quả quan sát cho thấy nước trong, các bông keo lắng tốt và nhanh xong kết quả phân tích cho thấy hàm lượng SS giảm đi đáng kể và xử lý tốt ở pH từ 5,5 – 6,5.

- Ở mô hình 5, ta thấy hiệu quả xử lý SS là cao nhất. Quan sát thấy được chất lượng nước ở mô hình 4 trong hơn, các bông keo lắng nhanh, SS giảm đi 45% so với ban đầu và hiệu quả cao hơn ở các mô hình khác.

Kết luận : Sau khi quan sát và phân tích số liệu của thí nghiệm ta thấy được hiệu quả xử lý SS ở pH = 6 là cao nhất.

Hiệu quả xử lý độ đục

Bảng 5.9 Hiệu quả xử lý độ đục sau khi thí nghiệm cố định phèn FeSO4 và thay đổi pH

Mô hình 1 2 3 4 5 6

Độ Đục 545 526 578 452 430 487 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu quả xử lý 19% 22% 15% 33% 36% 28%

Hiệu quả xử lý độ đục được thể hiện qua biểu đồ sau :

Hình 5.7 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý độ đục cố định phèn FeCl3 và thay đổi pH

Nhận xét :

Quan sát kết quả thí nghiệm và thể hiện trên biểu đồ cho thấy hiệu quả sau khi khi keo tụ ở pH = 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5 ở các mô hình như sau :

- Ở mô hình 1; 2; 3; 4; 6 sau khi thực hiện xong thí nghiệm kết quả quan sát cho thấy nước trong, các bông keo lắng tốt và nhanh xong kết quả phân tích cho thấy hàm

- Ở mô hình 5, ta thấy hiệu quả xử lý độ đục là cao nhất. Quan sát thấy được chất lượng nước ở mô hình 4 trong hơn, các bông keo lắng nhanh, độ đục giảm đi 36% so với ban đầu và hiệu quả cao hơn ở các mô hình khác.

Kết luận : Sau khi quan sát và phân tích số liệu của thí nghiệm ta thấy được hiệu quả xử lý độ đục ở pH = 6 là cao nhất.

Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm ta có được biểu đồ sau

Hình 5.8 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước rỉ rác khi cố định phèn FeCl3 và thay đổi pH

Nhận xét : Nhìn biểu đồ ta thấy được ở khoảng pH từ 6 – 7 dùng với phèn FeCl3 cố

định ta thấy được hiệu quả xử lý các chỉ tiêu là rất cao. Riêng kết quả xử lý ở pH = 6 thì hiệu quả là cao nhất đối với các chỉ tiêu ô nhiễm.

Kết luận : Kết quả thí nghiệm dùng phèn FeCl3 keo tụ xử lý nước rỉ rác cho thấy được hiệu quả xử cao nhất ở pH = 6.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ (Trang 57 - 61)