Cơ sở lựa chọn thông số thiết kế cho hệ thống XLNT trong đề tài xx

Một phần của tài liệu Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và tái sử dụng khí sinh học Công Ty Liên Doanh Sản Xuất Tinh Bột Sắn Kon Tum (Trang 28 - 29)

Bảng 2.9: Thông số thiết kế cho hệ thống XLNT tại công ty

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Trước xử lýKết quả TCVN 5945-2005, loại B

1 pH - 4,5 – 5,3 5,5 - 9 2 COD mg/L 10.000 80 3 BOD5(20oC) mg/L 8.000 50 4 Cặn lơ lửng (SS) mg/L 2.300 100 5 Nitơ tổng mg/L 170 30 6 Phốt pho tổng mg/L 30 6 7 Xianua (CN-) mg/L 20 0,1

Ngoài thành phần, tính chất nước thải đặc trưng phát sinh do hoạt động SX tại công ty được trình bày ở 2.3.3.2, bên cạnh đó còn có thêm vài đặc điểm sau:

Sắn chỉ được làm sạch lớp vỏ gỗ, không tách lớp vỏ củi, vỏ cùi chiếm 5 - 20% trọng lượng củ, thành tế bào chủ yếu là cellulose, bên trong tế bào là các hạt tinh bột, các chất chứa nitrogen và dịch bào. Trong dịch bào có tannin, sắc tố, độc tố, các enzyme… vỏ cùi có nhiều tinh bột (5 – 8%) nên khi chế biến nếu tách đi thì tổn thất tinh bột trong củ, nếu không tách thì nhiều chất dịch bào làm ảnh hưởng màu sắc của tinh bột. Tại nhà máy sử dụng SO2 để tẩy trắng tinh bột, SO2 khi gặp nước chúng sẽ chuyển hóa thành axit sunfurơ H2SO3, bên cạnh đó còn do HCN, làm cho pH trong nước thải giảm xuống rất nhiều nên chọn pH dao động trong khoảng 4,5 – 5,3.

Quy trình SX tại nhà máy có tuần hoàn nước (nước thải sau công đoạn ly tâm

Nâng cấp hệ thống xử lý nước thả và tái sử dụng khí sinh học Công Ty Liên Doanh Sản Xuất Tinh Bột Sắn Kon Tum

tách mủ, một phần được tái sử dụng lại cho khâu rửa củ, tiết kiệm bớt lượng nước sạch cấp vào mức độ ô nhiễm cao hơn. Một phần nước thải thì được chiết ra đường ống riêng để công nhân vận hành tiện theo dõi lượng tinh bột thất thoát để điều chỉnh máy sao cho tổn thất tinh bột là ít nhất và nước này được dẫn vào hệ thống XLNT

kiểm soát nồng độ ô nhiễm), chọn BOD5 = 8.000 mg/L; COD = 10.000 mg/L, SS = 2.300 mg/L, nitơ tổng = 170 mg/L, photpho tổng = 30 mg/L.

Các kết quả phân tích mẫu nước thải tại công ty cho thấy hàm lượng cyanua dao động trong khoảng 0,4 – 2 mg/L là rất thấp. Hàm lượng cyanua có trong củ sắn tùy thuộc vào giống sắn (đắng hay ngọt), tính chất, độ dinh dưỡng của đất, điều kiện phát triển của cây và thời gian thu hoạch, nên chọn CN- = 20 mg/L là giá trị đặc trưng.

Chương 3

HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XLNT TẠI CÔNG TY LDSX TINH BỘT SẮN KON TUM

Một phần của tài liệu Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và tái sử dụng khí sinh học Công Ty Liên Doanh Sản Xuất Tinh Bột Sắn Kon Tum (Trang 28 - 29)