Anten vi dải 2 tần số cộng hưởng

Một phần của tài liệu Mô phỏng, chế tạo và đo đạc các tham số của anten (Trang 41 - 42)

Anten vi dải cộng hưởng kép có thể hoạt động tại 2 tần số cộng hưởng trên các cấu trúc đơn hoặc đa bức xạ. Về lý thuyết, các anten vi dải cộng hưởng kép phải có cùng các đặc tính bức xạ và phối hợp trở kháng tại cả hai tần số cộng hưởng. Để thực hiện điều này bằng cách sử dụng công nghệ phẳng là một vấn đề phức tạp.

Có một số phương pháp để thiết lập anten cộng hưởng kép và được phân thành 3 loại chính:

¾ Kích thích anten bằng 2 mode.

¾ Sử dụng nhiều patch bức xạ cho anten. ¾ Mắc tải hỗn hợp.

Khóa luận tốt nghiệp đại học Ngành: Thông tin vô tuyến

Kỹ thuật kích thích bằng 2 mode được thực hiện bằng cách kích thích 2 mode cộng hưởng khác nhau lên một patch vi dải đơn. Đối với cấu trúc sử dụng nhiều patch bức xạ, cộng hưởng kép đạt được bằng cách sử dụng nhiều patch bức xạ, mỗi patch cộng hưởng tại một tần số nhất định. Cấu trúc này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều patch đồng phẳng hoặc xếp chồng nhiều patch, trong đó các patch bức xạ có hình dạng giống nhau hoặc khác nhau. Các anten này hoạt động hoạt động tại 2 tần số với cùng phân cực hoặc 2 phân cực khác nhau. Khi anten vi dải được yêu cầu là phải hoạt động tại 2 tần số khác biệt, kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất là mắc tải hỗn hợp hoặc mắc tải điện kháng cho 1 patch đơn. Một số kiểu mắc tải thường sử dụng như: nhánh, khe hình V, ngắn mạch, sử dụng tụ điện và khe.

Anten vi dải 2 tần số có thể hình thành bằng cách xếp chồng 2 phần tử mạch dải, mỗi phần tử có tần số cộng hưởng riêng, và được tiếp điện nối tiếp như trên hình 2.14. Đặc tính quan trọng nhất cần lưu ý ở đây là khi một trong 2 phần tử mạch dải không cộng hưởng với tần số làm việc của phần tử kia thì nó giống như một phiến kim loại bị đoản mạch. Điều này cho phép mỗi phần tử mạch dải hoạt động độc lập tại tần số khong cộng hưởng của phần tử mạch dải kia. Điều này có thể đạt được khi khoảng cách tần số nhỏ hơn 10%, hoặc khi các tần số đó là hài nhau.

Hình 2.14. Hình dạng anten mạch dải 2 băng tần [1] (a). Tiếp điện nối tiếp cho từng phần tử

(b). Cấu trúc tương đương tại tần số f1

(c). Cấu trúc tương đương tại tần số f2

Một phần của tài liệu Mô phỏng, chế tạo và đo đạc các tham số của anten (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)