Dải thông tần

Một phần của tài liệu Mô phỏng, chế tạo và đo đạc các tham số của anten (Trang 28 - 29)

Ngoài các đặc tính bức xạ của anten về mặt năng lượng, khi khảo sát anten còn cần lưu ý đến một đặc tính quan trọng nữa là dải thông tần (hay băng thông), nghĩa là dải tần số mà trong giới hạn ấy anten có thể đảm bảo được quá trình bức xạ hoặc thu phổ của tín hiệu mà không bị méo dạng tín hiệu.

Khóa luận tốt nghiệp đại học Ngành: Thông tin vô tuyến

Thông thường, trở kháng vào của mỗi anten là một hàm phụ thuộc vào tần số. Do đó, nếu anten làm việc với tín hiệu có phổ rộng (như tín hiệu xung số, tín hiệu video truyền hình, …) thì ứng với mỗi tần số khác nhau của phổ tín hiệu, biên độ tương đối của dòng điện đặt vào anten (trong trường hợp anten phát) hoặc sức điện động thu được (trong trường hợp anten thu) sẽ biến đổi, do đó làm thay đổi dạng phổ của tín hiệu. Khi dùng fide tiếp điện cho anten, sự biến đổi trở kháng vào của anten theo tần số sẽ dẫn đến tình trạng lệch phối hợp trở kháng và làm xuất hiện sóng phản xạ trong fide. Khi đó ứng với mỗi tần số khác nhau của phổ sẽ có sự trễ pha khác nhau, và gây ra méo dạng tín hiệu. Vì vậy, tốt nhất là phải đảm bảo được trong suốt dải tần làm việc: Rv.A = const và Xv.A = 0.

Ngoài ra, vì đặc tính phương hướng của anten cũng phụ thuộc tần số, nên khi nó làm việc với tín hiệu có phổ rộng thì biên độ tương đối của cường độ trường bức xạ (hoặc thu được) đối với các tần số khác nhau của phổ cũng biến đổi và gây ra méo dạng tín hiệu. Thường thì ảnh hưởng của yếu tố này không lớn lắm, và trong thực tế, độ rộng dải tần (băng thông) của anten được quyết định chủ yếu bởi đặc tính phụ thuộc của trở kháng vào của anten theo tần số.

Một phần của tài liệu Mô phỏng, chế tạo và đo đạc các tham số của anten (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)