Mô hình kinh doanh bền vững với sự hỗ trợ của nhà nước

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆWiMAX NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH MẪU TRIỂN KHAI CHO VÙNG ĐỊA HÌNH ĐẶC THÙ TẠI VIỆT NAM (Trang 125 - 130)

Các tính toán chi phí đầu tư và khai thác nói trên là chưa tính tới sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tếđể phát triển khu vực nông thôn.

Hiện nay, cũng tương tự như các nước Việt nam đã thành lập quỹ dịch vụ viễn thông công ích (VTF). VTF có trách nhiệm thay mặt nhà nước, hỗ trợ tài chính và chính sách cho các doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông được trợ

giá tới người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo.

Tính toán của người viết luận văn dựa trên chi phí hỗ trợ từ VTF cho việc: duy trì thuê bao trạm vệ tinh, duy trì điện thoại và internet cho 40 điểm truy cập, 01

điểm truy cập điện thoại và internet công công (tại điểm BĐVHX), và các chi phí hỗ trợ khác mỗi năm với mô hình như Tả Van sẽ là hơn 14.000USD/năm.

Với mô hình kết nối tới nhiều đối tượng đặc thù như: Trường phổ thông (mộ

trường cấp 1 và một trường cấp 2), trạm y tế xã, UBND và HDND, hội nông dân với những lợi ích thiết thực đã nhìn thấy, theo quan điểm của người viết với mỗi

điểm được kết nối của từng đơn vị này ở cấp xã các đơn vị chủ quản của các đối tượng này như: Bộ giáo dục, Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính quyền địa phương các cấp cần trích từ nguồn chi phí phục vụđầu tư phát triển của mình để hỗ trợ cho các đối tượng này để duy trì kết nối Internet và điện thoại, trong nỗ lực chung để phát triển khu vực nông thôn.

Mức hỗ trợ được người viết đề xuất là 3000 USD/điểm/năm cho từng đối tượng trên. Như vậy tính ra mỗi tháng tổng mức hỗ trợ của các đối tượng này từ các

đơn vị chủ quản là 15.000USD/năm. Đây là cách tính chỉ cho 1 xã. Tuy nhiên với

địa hình thung lũng nhưở Tả Van, nếu các xã lân cận có điện lưới chúng ta có thể

triển khai một trạm gốc cho 2-3 xã. Khi đó chi phí hỗ trợ sẽ là rất lớn.

Với giả định, thay vì thu của mỗi người dân 25-40USD/tháng như tính toán trên, giờ đây chỉ thu trung bình mỗi người dân 200USD/năm thì 40 điểm truy cập sẽ

nộp chi phí 8000USD/năm.

Như vậy tổng thu từ các nguồn hỗ trợ và đóng góp của người dân là

37.000USD/năm. Sau hai năm sẽ là 74.000USD con số này lớn hơn chi phí đầu tư

ban đầu và khai tháng trong hai năm ở trên, 68.000USD được tính dựa trên giảđịnh với chi phí giá đầu cuối thiết bị như hiện nay.

Với tính toán này, chúng ta có thể thấy doanh nghiệp sẽ có lãi vào năm thứ hai khi triển khai hệ thống.

Với đà giảm giá của thiết bị WiMAX khi sản xuất đồng loạt hứa hẹn sẻ chỉ

còn 50% vào năm 2008 và 30% vào năm 2009 thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ giảm xuống rất nhiều.

Hiện nay có nhiều tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài chính đang tài trợ

cho chính phủ Việt Nam để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn. Nếu có chính sách và phương án tốt, chúng ta hoàn toàn có thể nhận

được nguồn tiền tài trợ này, bổ sung vào nguồn tài trợ cho chi phí duy trì hệ thống. Nếu làm tốt điều này, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể bù trừ chi phí duy trì hệ

thống với nguồn kinh phí được lấy từ các nguồn tài trợ khác nhau với trung tâm là chính phủ, đầu mối là quỹ viễn thông công ích việt nam VTF mà chỉ phải thu của người dân nông thôn với mức chi phí dưới 50USD/năm để suy trì kết nối Internet và

điện thoại. Doanh nghiệp sẽ lãi cao khi khu vực nông thôn phát triển, nhu cầu sử

dụng cao và khi đó họ sẽ sẵn sàng để trả một chi phí cao hơn để duy trì kết nối.

4.6 Kết lun

Chương này đã trình bày một nghiên cứu sâu sắc trên tất cả các mặt công nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục và nâng cao dân trí khi triển khai ứng dụng WiMAX vào việc cung cấp dịch vụ Internet và điện thoại về cho người dân nông thôn sống ở

những khu vực có địa hình khó khăn đặc thù của Việt Nam.

Nhưng vượt ra ngoài biên giới Việt nam, nghiên cứu còn chỉ ra một giải pháp khả thi cho phần lớn khu vực Đông Nam Á được hệ thống vệ tinh IPSTAR phục vụ, và có thể là một ý tưởng kinh doanh cho vệ tinh Vinasat của Việt Nam để tiếp cận thị trường Đông Nam Á, khi mà vùng bao phủ của vệ tinh Vinasat là rất rộng bao phủ không chỉĐông Nam Á mà còn bao phủ các khu vực lân cận.

Những bài học trong lần triển khai thử nghiệm này còn cung cấp một mô hình mẫu để tiếp cận để vươn ra ngoài khu vực, tới những nơi có cam kết toàn cầu ngày càng tăng để vươn tới các cộng đồng nông thôn để cung cấp các dịch vụ thoại và băng rộng hướng tới việc cải thiện điều kiện kinh tế xã hội.

PHẦN KẾT LUẬN

Luận văn đã nghiên cứu, giải quyết được được bốn vấn đề chính:

Thứ nhất, tổng quan về mạng WMAX, các đặc điểm cơ bản của WiMAX và tình hình triển khai thử nghiệm và ứng dụng thương mại trên thế giới cũng như tình hình thử nghiệm tại Việt Nam.

Thứ hai, đi sâu nghiên cứu hai chuẩn cơ bản của WiMAX là chuẩn IEEE 802.16 d – 2004 cho WiMAX cố định và chuẩn IEEE 802.16e – 2005 cho WiMAX di động.

Thứ ba, xây dựng được mô hình triển khai WiMAX cho các ứng dụng đầu cuối truy nhập là cốđịnh cũng như di động và nêu lên được các vấn đề kỹ thuật cần quan tâm khi thiết kế, triển khai mạng WiMAX vào thực tế.

Thứ tư, nghiên cứu và xây dựng mô hình mẫu ứng dụng WiMAX để cung cấp Internet và thoại cho khu vực địa hình đặc thù của nông thôn Việt Nam. Phần này

đã đi sâu nghiên cứu đánh giá trên cả ba khía cạnh: Kỹ thuật công nghệ, các lợi ích xã hội, giáo dục và bài toán kinh tế khi triển khai mô hình được xây dựng về nông thôn Việt Nam với địa hình khó khăn đặc thù. Mô hình này có thể mang nhân rộng ra ứng dụng tại các nước Đông Nam Á khác có địa hình đặc thù như Việt Nam.

Thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai thử nghiệm Mobile WiMAX. Năm 2008, chính phủ sẽ quyết định việc những doanh nghiệp nào sẽđược triển khai WiMAX vào Việt Nam.

Trong quá trình thử nghiệm Mobile WiMAX cần đánh giá và tính toán chi tiết các yếu tố kỹ thuật cũng như bài toán kinh doanh, các dịch vụ nội dung cung cấp trên nền WiMAX để có thể xây dựng được mô hình cung cấp dịch vụ WiMAX thành công vào khu vực đô thị nhằm hoàn thiện mô hình tổng quát cung cấp dịch vụ

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Alvarion (2007) : “Công nghệ WiMAX di động - Và ứng dụng công nghệ

trong việc tối ưu hoá triển khai mạng”, tài liệu kỹ thuật của hãng Alvarion. 2. Lê Quang Đạo (2005), Công nghệ WiMAX và mô hình ứng dụng, Đồ án tốt

nghiệp đại học, Đại học Bách khoa Hà Nội.

3. Lê Quang Đạo (2007), “Một số kết quả triển khai thử nghiệm WiMAX tại Lào Cai”, Tạp chí Bưu chính viễn thông & Công nghệ thông tin, (số ra kỳ 1 tháng 06) trang 32-33.

4. Lê Quang Đạo (2007), “WiMAX ở bản Tả Van - Một mô hình thử nghiệm”,

Tạp chí Bưu chính viễn thông & Công nghệ thông tin, (số ra kỳ 1 tháng 10) trang 41-44.

5. TS Nguyễn Văn Đức (2006), Lí thuyết và các ứng dụng của công nghệ OFDM -Tập2, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2006.

6. TS. Phan Hữu Phong (2007), “Phát triển mô hình điểm truy nhập viễn thông công cộng cho cộng đồng nông thôn”, Tài liệu trình bày của đại diện quỹ

VTF tại hội thảo quốc tế : Công nghệ không dây mang băng thông rộng về

vùng nông thôn Việt Nam, tháng 10 năm 2007.

7. Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT (2007), Báo cáo kết quả thử nghiệm WiMAX cốđịnh. Báo cáo Bộ bưu chính viễn thông Việt Nam kết quả

thử nghiệm WiMAX cốđịnh của tập đoàn VNPT, tháng 04 năm 2007.

8. Tạp chí Bưu chính viễn thông & công nghệ thông tin các số đến tháng 10 năm 2007.

....

Tiếng Anh

9. Al Senia (2007), “Asia: Telecom's Rural Revolution”, Bussiness week, August 13, 2007.

10.Alvarion (2005), “BreezeMAX TDD Modular Base Station”, System Manual

11.Airspan (2005), “Airspan’s ASMAX Broadband Wireless Platform based on 802.16 2004/e/WiMAX”, System Description Document.

13.Bechtel Telecommunications LAB (2006), “Mobile WiMAX Plugfest”. 14.Dan O’Shea (2006), “The Real WORLD”, The Complete Guide to

WiMAX, April 2006.

15.Doug Gray (2006), “Mobile WiMAX: A Performance and Comparative Summary”, September 2006.

16.Institute of Electrical and Electronics Engineers (2004), IEEE 802.16 Revd standard.

17.Institute of Electrical and Electronics Engineers (2005), IEEE 802.16e standard.

18.Intel, VDC, USIAD (2007), “WiMAX gives Rural community a new voice”, case study for telecommunication wireless.

19.Intel, VDC, USIAD (2007), “Wireless Internet links Highland Community to the World ”, case study for telecommunication wireless.

20.Intel (2007), “Cost-effective Rural Broadband: A Vietnam case study”.

21.Intel (2007), “Building ICT community Center Programs to Bridge the Digital Devide”.

22.Intel (2004), “Understanding WIMAX and 3G for portable/mobile broadband wireless”, December 2004.

23.WiMAX Forum (2005) “Fixed, nomadic, portable and mobile applications for 802.16-2004 and 802.16e WiMAX networks”, November 2005.

24.WiMAX Forum (2006): “Mobile Wimax - Part 1 - A Technical Overview and performance evaluation”, June 2006.

25.WiMAX Forum (2006): “Mobile WiMAX – Part II: A Comparative Analysis”, June 2006.

26.WiMAX Forum (2006): “Mobile WiMAX: The Best Personal Broadband Experience!”, June 2006.910 27. www.ieee.org/16/ 28.www.wimax.org 29.www.wimaxforum.org 30.www.alvarion.com 31.www.airspan.com 32.www.intel.com ....

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn này nghiên cứu tổng quan về công nghệ WiMAX bao gồm cả

WiMAX cốđịnh IEEE 802.16d-2004 và WiMAX di động IEEE 802.16e-2005, mô hình ứng dụng cho đầu cuối truy cập cố định và di động, nghiên cứu mô hình mẫu

ứng dụng WiMAX để cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao và thoại VoIP cho khu vực địa hình đặc thù của nông thôn Việt Nam.

Luận văn này đề cập tới bốn nội dung chính:

Tổng quan về công nghệ WiMAX, tóm tắt tình hình triển khai thử nghiệm và

ứng dụng trên thế giới cũng như Việt Nam.

Nghiên cứu đặc điểm chính của công nghệ WiMAX dựa trên hai chuẩn chính là IEEE 802.16d – 2004 và IEEE 802.16e – 2005.

Mô hình ứng dụng WiMAX cho hai loại đầu cuối với yêu cầu truy cập cốđịnh và cũng như di động và các vấn đề kỹ thuật cần quan tâm khi thiết kế và triển khai WiMAX vào thực tế.

Nghiên cứu và xây dựng mô hình mẫu ứng dụng WiMAX để cung cấp dịch vụ

Internet tốc độ cao và thoại VoIP cho khu vực địa hình đặc thù của vùng nông thôn Việt Nam. Đây là một nghiên cứu điển hình trên các mặt kỹ thuật công nghệ, các lợi ích xã hội, giáo dục cũng như đề xuất được mô hình kinh doanh bền vững dựa trên một số tính toán có sự tham gia hỗ trợ của nhà nước thông qua quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

5 từ khóa để tìm kiếm: WiMAX, Tả Van, Internet không dây, Ứng dụng WiMAX, Công nghệ WiMAX.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆWiMAX NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH MẪU TRIỂN KHAI CHO VÙNG ĐỊA HÌNH ĐẶC THÙ TẠI VIỆT NAM (Trang 125 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)