0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Mô hình triển khai WiMAX với các yêu cầu truy cập cố đị nh

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆWIMAX NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH MẪU TRIỂN KHAI CHO VÙNG ĐỊA HÌNH ĐẶC THÙ TẠI VIỆT NAM (Trang 63 -65 )

Với nhu cầu di chuyển cao và đòi hỏi luôn luôn kết nối, mọi lúc mọi nơi có thể

nói ứng dụng WiMAX di động là lựa chọn tối ưu.

Chun s dng

Chuẩn được khuyến nghị sử dụng là 802.16e ở dải tần 2.3Ghz và 2.5Ghz. Theo Motorola, hiện nay trên thế giới đã có 580 dự án được cấp phép, một số

lớn trong sốđó đã đi vào triển khai Mobile WiMAX sử dụng dải tần này.

Do đó, Việt Nam cũng nên sử dụng dải tần này để triển khai Mobile WiMAX. Vì khi tập trung theo chuẩn của thế giới, thiết bị trạm gốc cũng nhưđầu cuối được sản xuất đồng loạt sẽ làm giảm chi phí trên mỗi đầu thiết bị.

3.2 Mô hình trin khai WiMAX vi các yêu cu truy cp cđịnh

định

Khác với việc hướng tới người dùng yêu cầu tính năng di động, mô hình triển khai WiMAX cho ứng dụng truy cập cố định sẽ hướng tới việc mang băng thông lớn tới người dùng thông qua hệ thống vô tuyến.

Khách hàng của các hệ thống này có thể là văn phòng làm việc của các doanh nghiệp, công sở, các hộ gia đình...

Loại ứng dụng này có đặc điểm là yêu cầu một tốc độ truy cập cao, ổn định nhưng không nhất thiết phải di động. Dịch vụ WiMAX khi đó sẽ thiết lập một loại dịch vụ có QoS được định nghĩa cho phép cung cấp một băng thông lớn, cam kết cả

tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu cho người dùng.

Thiết b đầu cui khách hàng

Thiết bịđầu cuối khách hàng có thểđược lắp đặt ngoài trời (outdoor), hoặc để

trên bàn trong nhà (indoor). Phía sau thiết bị đầu cuối khách hàng có thể nối với mạng LAN của doanh nghiệp hay hộ gia đình, tương tự mô hình kết nối hiện nay của các công nghệ có dây. Trong trường hợp này, WiMAX đóng vai trò cung cấp kết nối tới địa điểm người dùng, thay cho hệ thống cáp đồng hay cáp quang hiện nay.

Chun s dng

Khi nói tới ứng dụng cố định, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới việc sử dụng WiMAX cố định theo chuẩn IEEE 802.16 – 2004. Cho đến thời điểm hiện nay, Fixed WiMAX đã có thiết bị được sản xuất đồng loạt và triển khai vào thực tế. Các thử nghiệm ở Việt Nam cũng như theo công bố cuả các hãng đã triển khai thương mại hóa chuẩn Fixed WiMAX, cho thấy chuẩn này đã hoàn toàn chín muồi để triển khai các ứng dụng truy cập cố định, hoặc có thể di chuyển được - portable (nhưng trong quá trình di chuyển nhanh thì không giữđược kết nối).

Theo quan điểm người viết, chuẩn IEEE 802.16e sẽ được khuyến nghị để sử

dụng chung cho cả hai loại ứng dụng truy cập cốđịnh và di động với các loại thiết bịđầu cuối khác nhau:

- Với yêu cầu truy cập di động, các chip WiMAX sẽ được tích hợp vào các thiết bị cầm tay như laptop, PDA, điện thoại....

- Với các yêu cầu truy cập cố định: Sẽ sản xuất các loại thiết bị đầu cuối khách hàng SS theo chuẩn 802.16e nhưng là thiết bị để bàn, thiết bị này cho phép kết nối các máy tính của người dùng cố định với mạng Internet không dây WiMAX.

Hình 3.1: Ứng dụng đa dạng của Mobile WiMAX

Việc triển khai chỉ một chuẩn Mibile WiMAX cho cả hai loại ứng dụng di

động và cố định sẽ tiết kiệm được tài nguyên về tần số cũng như chi phí triển khai trạm gốc BTS.

Tuy nhiên chuẩn Fixed WiMAX có thể được tính toán sử dụng để cung cấp kết nối backbone cho các trạm BS Mobile WiMAX. Hoặc sử dụng Fixed WiMAX

để cung cấp cho các khách hàng theo mô hình lease line mà hiện nay đang dùng cáp quang để cung cấp kết nối.

Việc tính toán có nên sử dụng Fixed WiMAX hay không xin dành cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, phần viết của luận văn này chỉ để cập tới ứng dụng WiMAX vào việc cung cấp băng thông rộng tới người dùng đầu cuối với các tính năng ưu việt của nó.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆWIMAX NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH MẪU TRIỂN KHAI CHO VÙNG ĐỊA HÌNH ĐẶC THÙ TẠI VIỆT NAM (Trang 63 -65 )

×