Rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đồng bộ, hữu hiệu và khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thanh toán quốc tế pot (Trang 27 - 33)

Trong thanh toán quốc tế mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định và từ các nhược điểm có thể phát sinh những tồn tại và rủi ro trong thanh toán

quốc tế. Phương thức tín dụng chứng từ được xem là phươn thức thanh toán an toàn hơn các phương thức khác. Tuy nhiên, đây không phải là phương thức an toàn tuyệt đối cho các bên liên quan mà nó có thể phát sinh rủi ro, tồn tại trong thanh toán khi một trong các bên là kẻ lừa đảo. Sự vi phạm hợp đồng của người mua trong phương thức chuyển tiền hoặc vi phạm cam kết thanh toán của người mua trong phương thức nhờ thu qua ngân hàng cũng phát sinh khá nhiều tồn tại trong thanh toán quốc tế.

2.2.2.1 Rủi ro tín dụng trong mở L/C

Rủi ro tín dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu:

Rủi ro tín dụng luôn là rủi ro có khả năng xảy ra lớn nhất và để lại hậu quả nặng nề nhất cho ngân hàng. Nhất là đối với tình trạng hoạt động yếu kém và kinh nghiệm còn quá ít của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Khi phần lớn các hoạt động thương mại của họ còn phụ thuộc vào ngân hàng, chỉ cần một sự thua lỗ dù rất nhỏ của họ cũng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng khi người nhập khẩngân hàng thuộc nhóm khách hàng có mức ký quỹ dưới 100%. Trong thủ tục mở L/C, khách hàng bao giờ cũng phải ký quỹ, nhưng thường họ chỉ ký quỹ một phần, phần còn lại được ngân hàng cho vay. Vì vậy, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng khi khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ với ngân hàng, bị phá sản, giải thể hay nằm trong vòng tố tụng… căn cứ vào việc thẩm định và phân loại khách hàng, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô qui định tỷ lệ ký quỹ như sau:

- NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô bắt buộc ký quỹ 100% đối với nhóm khách hàng không có uy tín với ngân hàng hoặc là khách hàng mới.

- Bắt buộc quỹ 30-70% cho nhóm khách hàng làm ăn lâu dài với ngân hàng, tình hình tài chính tốt.

- Bắt buộc ký quỹ dưới 30% cho nhóm khách hàng có quan hệ lâu năm, có uy tín, có tình hình tài chính tốt.

Hiện nay, doanh nghiệp có tỷ lệ miễn ký quỹ nhiều nhất tại ngân hàng là Todimax, Unimex, bóng đèn phích Rạng Đông…

Khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, để bảo vệ uy tín của mình, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô đã chấp nhận trả tiền cho một số L/C quá hạn. Tính đến nay, việc thu hồi nợ quá hạn là vô cùng khó khăn, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô có số nợ quá hạn là 396 ngàn USD và cho vay bắt buộc là 5428 ngàn USD.

Cho vay bắt buộc và nợ quá hạn là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng đánh giá rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. Trong những năm qua, tình hình cho vay bắt buộc của NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô có xu hướng giảm rõ rệt.

Bảng 3: Tình hình cho vay bắt buộc thanh toán L/C tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô năm 2002,2003,2004

Đơn vị: ngàn USD

Năm Doanh số thanh toán L/C Doanh số cho vay bắt buộc Tỷ lệ (%) 2002 62.400 5.428 8,7% 2003 81.020 6.643 7,7% 2004 98.127 7.261 7,4%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô)

Doanh số thanh toán L/C liên tục tăng nhưng cho vay bắt buộc lại giảm đáng kể qua từng năm, đây là dấu hiệu rất khả quan. Đến năm 2004, cho vay bắt buộc chỉ còn 7261 ngàn USD, chiếm 7,4%.

Tình hình nợ quá hạn L/C tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô cũng có những thay đổi theo chiều hướng tốt.

Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn thanh toán L/C tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô năm 2002,2003,2004

Đơn vị: Ngàn USD

Năm Doanh số cho vay bắt buộc Nợ quá hạn thanh toán L/C Tỷ lệ (%) 2002 5.428 369 6,8% 2003 6.643 411 6,2% 2004 7.261 370 5,1%

(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô 2002,2003,2004)

Trong 3 năm từ 2002,2003,2004, tổng giá trị L/C chưa thanh toán không thay đổi nhiều trong khi tổng giá trị thanh toán tăng làm tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 6.8% xuống còn 5.1%.

- Từ số liệu trên ta thấy, rủi ro tín dụng trong thanh toán L/C nhập khẩu có những chuyển biến rất tốt. Tuy nhiên, vẫn còn có những rủi ro tiềm tàng, nợ quá hạn có xu hướng giảm nhưng một phần nợ quá hạn L/C lại được chuyển sang dư nợ tín dụng thực chất nợ quá hạn vẫn tồn tại trong một hình thức khác.

Rủi ro tín dụng trong thanh toán xuất khẩu:

Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng trong nghiệp vụ chiết khấu chứng từ cho nhà xuất khẩu và cho vay tài trợ xuất khẩu. NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô thực hiện chiết khấu chứng từ cho lô hàng xuất khẩu. Thực chất đây là một khoản tín dụng cấp cho khách hàng được thế chấp bằng bộ chứng từ xuất theo L/C. Theo qui định, nếu quá 60 ngày chiết khấu mà ngân hàng không nhận được thông báo trả tiền từ ngân hàng phát hành thì ngân hàng sẽ tự động trích nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thi nợ. Trong hoạt động chiết khấu chứng từ, để giảm thiểu rủi ro cho mình, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô chỉ chiết khấu truy đòi, đảm bảo khả năng có quyền truy đòi khách hàng khi bên nước ngoài từ chối thanh toán. Để được chiết khấu, nhà xuất khẩu phải có vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình cho NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô, chứng từ hoàn toàn phù hợp với nội dung L/C, ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín trong thanh toán quốc tế. Cán bộ ngân hàng phải kiểm tra các thông tin về mặt hàng, giá cả và thị trường của lô hàng xuất vào thời điểm chiết khấu chỉ được thực hiện khi ngân hàng nhận được điện chấp nhận thanh toán hoặc hối phiếu được ký hậu chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn của ngân hàng phát hành. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng áp dụng tỷ lệ chiết khấu nhưng thường không quá 90% giá trị bộ chứng từ. Trong thời gian qua, số trường hợp ngân hàng đã chiết khấu nhưng không thu được tiền từ ngân hàng phát hành diễn ra rất hạn hữu, chỉ có khoảng một, hai trường hợp nhưng đã được ngân hàng giải quyết dứt điểm. Doanh số cho vay chiết khấu L/C của NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô liên tục tăng, năm 2002 đạt 120 ngàn USD, năm 2003 đạt 156 ngàn USD tăng 3,5% và đến năm 2004 con số đó là 171 ngàn USD tăng 3,1% so với năm 2003.

Trong hoạt động tài trợ xuất khẩu, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô cũng gặp phải rủi ro. Rủi ro này được thể hiện qua doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu và tỷ lệ nợ quá hạn.

Bảng 5: Tình hình cho vay tài trợ xuất khẩu tại NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô năm 2002,2003,2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Ngàn USD

(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô 2002,2003,2004)

Doanh số cho vay tăng qua từng năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm đi. Đây là kết quả rất tốt, có được kết quả đó là do NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô thẩm định doanh nghiệp kỹ càng trước khi cho vay, ngân hàng còn phải theo dõi tình hình kinh doanh kỹ càng trước khi cho vay, ngân hàng còn phải theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô gặp phải rủi ro khi ngân hàng cho vay nhưng khách hàng sử dụng vốn vay đó kinh doanh một loại hàng khác với cam kết, hoặc khi doanh nghiệp xuất hàng nhưng lại bị phía nước ngoài từ chối vì hàng kém phẩm chất. Những trường hợp như vậy không thiếu nhưng làm doanh nghiệp không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, phải kết chuyển nợ quá hạn, đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng.

2.2.2.2 Rủi ro đối với phương thức nhờ thu

Đối với phương thức nhờ thu việc thanh toán dựa vào thiện chí của người mua hoặc người bán, người mua chấp nhận thanh toán nhưng đến ngày đáo hạn người mua chây lỳ không chịu thanh toán. Còn người bán thì giao hàng không đúng hợp đồng, đã phát sinh một số rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu. Hiện nay, một số doanh nghiệp cũng đang có xu hướng sử dụng phương thức thanh toán uỷ thác trả chậm DA trong thu hồi tiền hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tế phát sinh tại ngân hàng NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô, hầu như các bộ chứng từ trả chậm theo phương thức DA không được trả tiền đúng ngày đáo hạn. Người mua thường chiếm dụng vốn trong thời gian dài mới thanh toán, gây rủi ro cho ngân hàng thu hộ hoặc ngân hàng xuất trình.

- Trường hợp rủi ro cho ngân hàng thu hộ do người bán vi phạm hợp đồng. Trong thực tiễn xảy ra nhiều trường hợp, người mua muốn có chứng từ đi nhận hàng đã gửi cam kết chấp nhận thanh toán cho ngân hàng thu hộ nhưng sau khi nhận hàng họ lại trì hoãn thanh toán vì nhiều nguyên nhân: Hàng giao không đúng hợp đồng, hàng bị giảm giá, đã gây tranh chấp

Năm Cho vay tài trợ xuất khẩu Nợ quá hạn Tỷ lệ (%)

2002 120 5,04 4,2

2003 156 5,46 3,5

kéo dài. Ngân hàng thu hộ đã cho khách hàng vay thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu hoặc có những trường hợp ngân hàng buộc phải cho khách hàng vay để thanh toán khi ngân hàng nước ngoài thúc giục đòi tiền và phong toả tài khoản của ngân hàng thu hộ ở nước ngoài. Trường hợp này đã xảy ra ở NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô. Công ty Thiên long nhận 2.247.400 MT sắt lá và sắt cuộn của công ty Baisco bằng phương thức thanh toán nhờ thu D/A 7 ngày, trị giá 720.722 USD công ty Baisco vi phạm hợp đồng, giao hàng không đúng qui cách đã gây tổn thất cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu sau khi gửi giấy cam kết thanh toán nhờ thu đã được NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô giao chứng từ đi nhận hàng, trong khi dỡ hàng đã nhận thấy Baisco vi phạm hợp đồng nên đã thông báo cho Baisco và ngứng dỡ hàng. Sau đó hai bên thoả thuận thuê Vinacontrol và sở giao dịch kiểm định hàng hoá, xác định được mức độ vi phạm của Baisco, hai bên thương lượng mức bồi thường nhưng không đi đến thống nhất. Phát sinh tranh chấp kéo dài, đến ngày đáo hạn thanh toán ngân hàng nước ngoài thúc ép ngân hàng Việt Nam trả tiền, buộc ngân hàng NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô phải cho công ty Thiên long vay để thanh toán. Gây thiệt hại công ty Thiên long và NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của ngân hàng trên thương trường quốc tế.

- Rủi ro cho ngân hàng chuyển chứng từ do người mua vi phạm cam kết thanh toán: Người mua nhờ ngân hàng thu hộ đã chấp nhận trả tiền, ngân hàng chuyển chứng từ đã chiết khấu 80% giá trị bộ chứng từ. Nhưng đến ngày đáo hạn người mua không thanh toán, trả lại hàng hoá và ngân hàng thu hộ gửi lại chứng từ cho người bán. Thực tế này đã và đang xảy ra phổ biến cho một số khách hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại. Trường hợp công ty TNHH xuất khẩu Navico trong năm 2001, sau khi giao hàng xuất khẩu cá basa đi Mỹ cho người bán là Seafoods company. Công ty đã lập bộ chứng từ xuất khẩu và nhờ NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô gửi nhờ thu theo phương thức thanh toán nhờ thu trả chậm sau 50 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn. NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo qui trình nhờ thu của ngân hàng, gửi bộ chứng từ đến ngân hàng Bank of American nhờ thu hộ số tiền trên hối phiếu và chứng từ 47.500 USD, ngân hàng Bank of American sau khi nhận chứng từ đã xử lý theo đúng thủ tục của nghiệp vụ nhờ thu đã điện báo chấp nhận trả lại số tiền cho Navico vào ngày đáo hạn. Nhưng đến ngày đáo hạn, người mua không thanh toán, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô đã điện tra soát, đôn đốc ngân hàng nước ngoài trả tiền cho người bán, nhưng người mua không thanh toán và gửi trả hàng cho người bán vì ngân hàng Bank of American đã gửi trả chứng từ cho người bán.

Trong tình huống này, NHĐT & PTVN – Chi Nhánh Đông Đô đã thu được nợ chiết khấu từ Navico từ nguồn tiền bán hàng khác. Tuy nhiên, công ty Navico cũng phải gánh chịu tổn thất giảm giá hàng và tìm đối tác khác bán lô hàng này và phải giảm đến 50% trị giá lô hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đồng bộ, hữu hiệu và khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thanh toán quốc tế pot (Trang 27 - 33)