Thiết kế bộ truyền ngoài hộp

Một phần của tài liệu báo cáo đề tài đề án kỹ thuật (Trang 34 - 35)

L ỜI NÓI ĐẦU

4.4. Thiết kế bộ truyền ngoài hộp

Với bộ truyền ngoài hộp ta có thể sử dụng bộ truyền đai hoặc bộ truyền

xích

a. Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền đai

* Ưu điểm

- Có thể truyền chuyển động và cơ năng giữa các trục ở xa

nhau(amax=15m)

- Làm việc êm và không ồn

- Giữ được an toàn cho các chi tiết máy và động cơ khi bị quá tải nhờ

hiện tượng trượt trơn

- Có thể truyền chuyển động cho nhiều trục

- Kết cấu đơn giản, dễ bảo quản, giá thành hạ

* Nhược điểm

- Khuôn khổ và kích thước lớn

- Tỉ số truyền không ổn định, hiệu suất thấp vì có trượt đàn hồi

- Lực tác dụng lên trục và ổ lớn do phải căng đai

- Tuổi thọ thấp

* Phạm vi sử dụng

- Do thích hợp làm việc với vận tốc cao nên thường lắp ở đầu vào hộp

giảm tốc

- Thường dùng khi cần truyền chuyển động trên khoảng cách trục lớn,

công suất truyền dẫn không vượt quá 40  50 kw, vận tốc vòng V= 5  30 m/s

b. Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền xích

* Ưu điểm

-Có thể truyền chuyển động giữa các trục cách nhau tương đối

lớn(amax= 8m)

- Khuôn khổ kích thước nhỏ hơn so với truyền động đai

- Không có hiện tượng trượt như truyền động đai

- Có thể cùng một lúc truyền chuyển động cho nhiều trục

- Lực tác dụng lên trục nhỏ hơn truyền động đai vì không cần căng xích

với lực căng ban đầu

* Nhược điểm

- Do có sự va đập khi vào khớp nên có nhiều tiếng ồn khi làm việc, ví

vậy không thích hợp với vận tốc cao

- Đòi hỏi chế tạo, lắp ráp chính xác hơn so với truyền động đai. Yêu

cầu chăm sóc và bảo quản thường xuyên(bôi trơn, điều chỉnh làm căng xích) - Vận tốc và tỉ số truyền tức thời không ổn định

- Chóng mòn khớp bản lề, nhất là khi bôi trơn không và làm việc nơi

* Phạm vi sử dụng

- Truyền động với khoảng cách trục trung bình và yêu cầu khích thước

nhỏ gọn, làm việc không có trượt

- Thích hợp với vận tốc thấp, thường lắp ở đầu ra của hộp giảm tốc

- Công suất truyền dẫn P  120 kw; khoảng cách trục lớn nhất amax= 8m - Vận tốc thông thường: V 15m/s, đôi khi có thể tới 35 m/s.

 Từ những ưu, nhược điểm, phạm vi sử dụng của bộ truyền đai và bộ truyền

xích ta chọn bộ truyền ngoài là bộ truyền đai.

c. Chọn đai

Khi thiết kế bộ truyền đai ta có thể thiết kế bộ truyền đai dẹt hoặc đai

thang.

* Đai dẹt: so với đai thang thì đai dẹt dễ cuốn quanh bánh đai, lực quán tính

ly tâm nhỏ, hiệu suất cao hơn đai thang.

* Đai thang: lực ma sát giữa dây đai và bánh đai lớndo đó có thể truyền được

momen xoắn lớn. Tuy nhiên đai thang có sự phân bố không đều tải trọng giữa

các dây đai.

Vì vậy căn cứ vào công suất và momen xoắn trên trục động cơ, căn cứ vào ưu nhược điểm của đai dẹt và đai thang ta chọn bộ truyền ngoài là bộ truyền đai

thang.

. Thiết kế bộ truyền ngoài bằng bánh đai thang

Một phần của tài liệu báo cáo đề tài đề án kỹ thuật (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)