II. Thực trạng quản lý các dự án đầu tưphát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua:
g. Quản lý nhân lực:
+. Năng lực chủ đầu tư:
- Chủ đầu tư thiếu năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư của dự án: Không nắm được các quy định về quản lý một dự án, lúng túng trong tổ chức thực hiện, từ lập dự án, trình duyệt, thẩm định, tổ chức đấu thầu, giám sát thi công xây lắp và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu phòng học trường phổ thông trung học
chuyên Lương Văn Tuỵ là một trưởng hợp điển hình, chủ đầu tư là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh được giao trọng trách chủ đầu tư, BQLDA thành lập theo cách thức kiêm nhiệm bao gồm thành viên ban quản lý là các thầy cô giáo nên không có kinh nghiệm, chuyên môn về quản lý xây dựng, khi điều hành dự án đã gặp phải không ít khó khăn.
- Ban quản lý dự án: ở tỉnh Ninh Bình, chỉ trử Sở Giao thông và sở Nông nghiệp là có BQLDA chuyên trách, còn lại dự án của các sở ngành khác hầu hết là thành lập BQLDA kiêm nhiệm. Các thành viên BQLDA kiêm nhiệm là các cán bộ, chuyên viên đến từ các sở ngành khác nhau nên việc am hiểu những vấn đề chuyên môn về đầu tư xây dựng chưa thực sự toàn diện và sâi sắc, vẫn gặp khó khăn, bỡ ngỡ trong quản lý dự án. Nói chúng, đa số chủ đầu tư, ban quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm, yếu về chuyên môn và khả năng quản lý XDCB thậm chí là chính, dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả của đồng vốn bỏ ra, chất lượng công trình còn chưa đảm bảo.
Trình độ chuyên môn về quản lý đầu tư của các đơn vị được phân cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ cán bộ còn thiếu. đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng ở các Huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn vừa thiếu vừa yếu kém về trình độ; một số phòng hạ tâng kinh tế ở cấp huyện không có cán bộ có trình độ Đại học quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành.
+. Nguồn nhân lực thực hiện dự án:
Ngoài chủ đầu tư, thành viên BQLDA thì tiến trình dự án còn có sự tham gia của các thành viên khác như: Giám sát thi công xây dựng, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán... và lực lượng lao động phổ thông.
Trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu cũng phải đưa ra được danh sách nhân sự tham gia quá trình thực hiện dự án đáp ứng được những yêu cầu của chủ đầu tư như về trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm, giới tính, độ tuổi, công việc đã làm tương tự, dự kiến vị trí được giao...
Chủ đầu tư có quyền can thiệp điều chỉnh về số lượng, chất lượng nhân sự (chủ yếu chỉ tham gia điều chỉnh nhân sự cao cấp)
Trường hợp có sự thay đổi nhân sự trong quá trình thực hiện dự án, nhà thầu phải lập báo cáo và chứng minh năng lực nhân sự thay thế với chủ đầu tư; được sự chấp thuận từ phía chủ đầu tư. Ví dụ như dự án kiên cố hoá kênh tưới Cánh Diều, chủ đầu tư không chấp nhận một số nhân sự thay thế nhân sự đăng ký trong hồ sư dự thầy vì lý do không đủ năng lực thực hiện gói thầu. Tuy nhiên hầu hết do tư tưởng nể nang và các mối quan hệ xã hộ chi phối, các dự án chưa áp dụng triệt để việc tuyển chọn nhân sự công khai, nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên chưa đáp ứng đủ yêu cầu đề ra.
2.3. Quản lý rủi ro :
a. Biến động giá nguyên vật liệu sử dụng cho dự án:
chi phí dự phòng bao gồm chi phí dự phòng trượt giá và chi phí dự phòng khác. Tuy nhiên trong thực tế thực hiện chi phí dự phòng không được đưa vào quá trình đấu thầu mà phải được thẩm định rồi mới được cấp. Bởi vậy quản lý rủi ro về biến động giá cả nguyên vật liệu không được phản anh trong lập dự án. Khi có những biến động lớn về giá nguyên vật liệu, trên cơ sử văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về việc cho phép điều chỉnh dự án thì chủ đầu tư tỉnh sẽ tiến hành tính toán lại tổng đầu tư và có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư phù hợp. Quy trình điều chỉnh này đẩy nhà thầu vào thế bị động về nguồn vốn xây dựng, tiến độ dự án bị kéo dài nhưng hiện nay vẫn là giải pháp tốt nhất cho việc quản lý nguồn lực vốn NSNN
b. công tác giải phóng mặt bằng :
Giải phóng mặt bằng tuy đã được thực hiện có kinh nghiệm hơn truớng nhưng do công tác kiểm đếm diện tích của UBND chưa rõ ràng và chính xác, định mức chi trả thấp nên trong một số dự án vẫn gặp khó khăn do người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng gây khố dễ hoặc không hợp tác thực hiện, đôi khi còn có thái độ ngoan cố đối với các biện pháp cưỡng chễ của các cơ quan hữu quan.
Ngay trên địa bàn thành phố Ninh Bình việc giải phóng mặt bằng bờ Tây sông Vân là một dẫn chứng cụ thể. Trước tình hình một số hộ dân không thoả mãn với kết quả kiểm đếm diện tích, đoàn thanh tra Nhà nước đã có buổi làm việc hành chính kiểm tra việc đếm diện tích thấy việc xử lý là đúng Pháp luật. UBND tỉnh Quyết định cưỡng chế thi hành tuy nhiên thời gian đã lâu nhưng việc giải phóng mặt bằng khu vực này vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ.
c. Rủi ro khác:
rủi ro từ việc ảnh hưởng của thiên tai đến dự án trong giai đoạn thực hiện được quản lý rất tốt. Tuỳ từng loại công trình (đường bộ, cầu cảng, đê điều, nhà ở) độ cấp động đất, vùng cấp động đất nơi dự án triển khai mà có những gói cước bảo hiểm khác nhau được cung cấp bởi các công ty, tập đoàn bảo hiểm trong thời gian xây dựng.
2.4. Quản lý thông tin:
Việc quản lý thông tin dự án được quy định theo một quy trình chặt chẽ ngay từ giai đoạn đầu của hoạt động đầu tư.
Tháng bảy, tháng tám hàng năm, chủ đầu tư gửi danh mục các dự án đầu tư năm sau thuộc phạm vi quản lý của mình về UBND tỉnh. UBND tỉnh tiến hành cân đối và giao kế hoạch trước ngày 20/12 cùng năm.
Trong thời gian triển khai dự án, BQL dự án và chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện dự án về SKH và ĐT, UBND tỉnh hàng tháng hàng quý. Trên cở sở báo cáo của các sở ngành (chủ đầu tư) sở KH lập báo cáo tổng hợp về các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm kế hoạch gửi trung ương.
Thông qua quy chế giám sát đầu tư cộng đồng, nhân dân trong vùng dự án mà đại diện ban giám sát đầu tư cộng đồng nắm những nội cung cơ bản của việc thực hiện dự án trên địa bàn từ tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp và bản thông tin đặt tại địa bàn thi công. Qua đó nhân dân kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền.
Nhân dân vùng dự án là nhà giám sát tích cực nhất đối với loại hình tài sản công cộng như dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN.
Tuy nhiên thực tế báo cáo của chủ đầu tư và BQLDA tỉnh phần lớn còn mang hình thức chiếu lệ và không đúng thời hạn. Nhiều trường hợp chủ đầu tư quên gửi báo cáo định kỳ, cán bộ sở Kế hoạch phải chủ động liên lạc để tổng hợp thông tin dự án.
Có chủ đầu tư khi cơ quan quản lý đến làm việc nếu không có nhà thầu thì chủ đầu tư không thể báo cáo được tình hình thực hiện hoặc chỉ nêu được những nét chung nhất.