II. Thực trạng quản lý các dự án đầu tưphát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua:
2. Quản lý các dự án đầu tưphát triển sử dụng vốn từ ngân sách: 1.Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
2.2. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán:
tổng dự toán:
a) Lập dự án đầu tư:
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập (hoặc thuê tổ chức tư vấn) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phần lớn các chủ đầu tư của Tỉnh không đủ khả năng lập dự án nên đều phải thuê tư vấn, điểm hạn chế ở đây là, chủ đầu tư đã chọn nhà tư vấn trước khi có trình do đó không có tính cạnh tranh, chất lượng tư vấn thấp.
Tư vấn lập tự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán ở một số công trình chất lượng còn thấp, chưa đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui phạm (có một số công trình tư vấn làm theo yêu cầu của chủ đầu tư, nâng qui mô càng lớn càng tốt), số liệu điều tra, khảo sát chưa chính xác. Trong thiết kế thường tính thiên về an toàn quá lớn, trong tính toán dự toán áp dụng đơn giá, định mức và các chế độ tài chính trong XDCB chưa chính xác hoặc sót khối lượng công việc.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, trước khi trình, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu sản phẩm do nhà tư vấn thực hiện, chủ đầu tư của tỉnh nói chung chưa thực hiện được việc này.
- Tư vấn lập dự toán đầu tư: Chất lượng một dự án phụ thuộc vào rất nhiều vào trình độ của tư vấn, theo Quy chế đấu thầu phải xem xét nhiều nhà nhiều nhà tư vấn để chọn một tư vấn có năng lực nhất.
Thực tế trong thời gian qua, mặc dù tỉnh đã có qui định ít nhất phải có 3 nhà tư vấn, nhưng chủ đầu tư mới chỉ trình UBND tỉnh có một nhà tư vấn để xin chỉ định lập dự án.
Do không được lựa chọn, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của một nhà tư vấn để lựa chọn nhà tư vấn tốt nhất nên một số nhà tư vấn được lựa chọn rất yếu, thậm chí có nhà tư vấn thiếu kinh nghiệm trong việc lập dự án, nên dự án lập ra thiếu sức thuyết phục, có nhà thầu tư vấn trong quá trình lập dự án bỏ qua các qui định của Nhà nước, không áp dụng Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn, qui phạm thiết kế, không có khảo sát địa hình, địa chất công trình, không quan tâm đến hướng gió hoặc có nhà tư vấn bỏ sót các hạng mục quan trọng như cấp thoát nước, phòng chống chảy, nổ, ví dụ: Dự án xây dựng trụ sở Hội Cựu chiến binh tỉnh, dự án xây dựng Trụ sở Sở thương mại.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc lập dự án đầu tư là nhà tư vấn phải đưa ra được nhiều phương án, phân tích lựa chọn phương án tối ưu để chủ đầu tư và cơ quan thẩm định xem xét hoặc nếu có thêm
một số phương án thì các phương án đó, nhà tư vấn chỉ tính toán một cách chiếu lệ, ít giá trị so sánh.
Do trình độ tư vấn hạn chế (chủ yếu là các đơn vị tư vấn ngoại tỉnh), do đó trong số 248 dự án được duyệt trong 4 năm (2002 -2006) đã có 52 dự án phải phê duyệt lại do phải điều chỉnh, bổ sung qui mô, khối lượng hoặc tính toán sai, thiếu. Một số các dự án phải trả hồ sơ rất nhiều lần vì chất lượng hồ sơ dự án quá thấp.
b) Thẩm định dự án đầu tư :
Thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho chủ đầu tư, tổ chức tài trợ vốn đánh giá một cách khách quan tính hợp l, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án giúp cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư được đúng đắn. Thăm định dự án là một chức năng chủ yếu trong quản lý Nhà nước về đầu tư, thẩm định dự án phải được xem xét toàn diện về quy hoạch xây dựng, các phương án cấu trúc công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái phương diện tài chính và các khía cạnh xã hội khác đảm bảo dự án có tính khả thi giúp cho người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Thời gian qua ở Ninh Bình việc thẩm định do Sở Kế Hoạch và Đầu tư chủ trì tham khảo ý kiến của một số Sở, ngành liên quan...
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư đã tuân thủ theo qui hoạch phát triển kinh tế, qui hoạch vùng, ngành lãnh thổ, áp dụng đúng chế độ chính sách của nhà nước hiện hành, cắt giảm các thủ tục phiền hà, thực hiện theo chế độ một cửa.
Các dự án đã thẩm định cơ bản đã được bố trí kế hoạch thực hiện đầu tư. Mọt số dự án đã đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, công tác thẩm định còn bộ lộ những yếu điểm sau:
- Chủ đầu tư là chủ thể trực tiếp sử dụng công trình nhưng không phải là chủ thực sự của đồng vốn nên ý thức tiết kiệm chưa được đề cao. Thiết kế
cơ sở dự án là do chủ đầu tư lập nên có tư tưởng thiết kế qui mô dự án lớn hơn mức cần thiết. Công tác thẩm định qui mô dự án hầu hết bị vô hiệu hoá.
Độ chính xác của công tác thẩm định chưa cao do chất lượng hồ sơ dự án cũng như thiết kế kỹ thuật chưa đề cập hết các nội dung của một dự án như qui định (Ví dụ: số liệu khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và dự báo không chính xác)
- Thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài so với qui định do việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ.
Mỗi một nội dung thẩm định do một cơ quan chịu trách nhiệm, thời gian thẩm định dự án nhanh hay chậm không chỉ so một cơ quan mà phụ thuộc vào thời gian giải quyết các vấn đề cụ thể của các cơ quan có liên quan. Nghị định 52/1999/NĐ - CP qui định thời gian thẩm định cho từng loại dự án như sau:
- Dự án nhóm A: Không quá 60 ngày - Dự án nhóm B: Không quá 30 ngày - Dự án nhóm C: Không quá 20 ngày
Thời gian qua thực tế có cơ quan được lấy ý kiến đã không trả lời hoặc kéo dài thời gian so với qui định.
c) Công tác lập, thẩm định, tổng dự toán:
*Về tồn tại của tổ chức tư vấn lập TKKT, tổng dự toán
- Một số tổ chức tư vấn có xu hướng chạy theo doanh thu và quá giữ mình nên đã đẩy hệ số an toàn lên cao, dẫn đến tổng dự toán cao. Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình, do Công ty Cổ phần kiến trúc AC khảo sát, lập dự án đầu tư, có thiết kiế kết cấu móng quá an toàn, cụ thể là chọn số lượng cọc quá thừa so với yêu cầu (có đài cọc chọn tới 7 cọc trong khi yêu cầu chỉ cần 4 cọc), kích thước dài móng quá lớn .... dẫn đến tổng dự toán lớn, gây lãng phí; cụ thể sau khi thẩm định, chi phí xây dựng của phần cọc ép đã giảm từ 1.510 triệu đồng xuống
còn 870 triệu đồng (giảm 42,3%), tổng chi phí xây dựng giảm từ 10.233 triệu đồng xuống còn 9.412 triệu đồng (giảm 8,1%)
- Một số tổ chức tư vấn yếu kém về chuyên môn nên đã bỏ sót nhiều yếu tố, bỏ sót hạng mục của công trình hoặc thiết kế công trình không theo đúng qui định của Nhà nước. Ví dụ: Công ty CP tư vấn xây dựng Hoàng Mai khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu dân đường Vòng, thị xã Tam Điệp khi tính toán khối lượng san nền không chính xác, sử dụng hệ số đầm nén của vật liệu không qua thí nghiệm; sau khi thẩm định, khối lượng của công tác san nền đã giảm 183.000m3 xuống còn 135.210m3 (giảm 21,1%),đơn giá của đất đắp giảm từ 45.772 đồng/m3 xuống còn 38.007đồng/m3. Trách nhiệm tư vấn chưa cao, năng lực hạn chế do đó trong quá trình lập dự án, một số thiết kế kĩ thuật chưa đưa ra được giải pháp tốt nhất.
- Tổ chức thiết kế chưa thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công, xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình.
*Trong thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán còn có một số tồn tại:
- Chủ đầu tư hầu như không tổ chức nghiệm thu sản phẩm thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán do cơ quan tư vấn lập trước khi trình thẩm định.
- Có cơ quan thẩm định quá tin tưởng ở đơn vị tư vấn nên việc thẩm định không thật sát sao.
- Thời gian thẩm định kéo dài
Kết quả thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách:
TT Ngành kinh tế 2004 2005 2005 2006
1 Tổng số dự án 75 49 53 62
2 Tổng mức đầu tư
- Kết quả them định 1.573.43 1.318.050 1.418.307 1.451.241,3 Giảm cắt
- Tổng số 21.286 34.737,6 41.998,3 63.222
- Tỷ lệ 3,7% 2,18% 3,09% 3,09%
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình.
d) Công tác đấu thầu: Đấu thầu là một công cụ giúp cho việc sử dụng
đồng tiền của Nhà nước có hiệu quả.
+Thông qua đấu thầu chúng ta lựa chọn được nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công việc theo yêu cầu. Nhà thầu phải có giải pháp khả thi để thực hiện công việc được giao và đảm bảo trúng thầu không được vượt giá gói thầu và giá dự toán được duyệt.
+Hiệuq ủa của đấu thầu chính là tạo ra sự cạnh tranh để làm động lực cho sự phát triển, đã tạo ra cơ hội lựa chọn được nhiều công ty mạnh có đủ năng lực thiết bị, con người và tiền vốn đảm đương được công trình phức tạp và vốn lớn, thời gian thi công ngắn, đặt được chất lượng cao như công trình Nhà máy xi măng Tam Điệp, nhà thi đấu thể dục thể thao Tỉnh, Cơ sở hạ tầng du lịch khu Tam Cốc, Bích động, hang động Tràng An ...
Kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2001 -2006
Đơn vị triệu đồng
TT Nội dung 2003 2004 2005 2006
1 Tổng số gói thầu 23 86 103 45
2 Tổng giá gói thầu 220.190 608.655,5 408.502 805.464,1 Tổng giá trúng thầu 218.219 607.046,5 407.354 802.723,7 Tiết kiệm trong đấu
thầu
1890 1.609 698 2.740,4
Tỷ lệ giảm giá 0,9% 0,276% 0,171% 0,34%
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình
Tuy nhiên, trong những năm qua, quản lý công tác đấu thầu còn bộc lộ một vài hạn chế.
- Sự hiểu biết về trình tự và các qui định về đấu thầu của một số các cơ quan quản lý và các nhà thầu còn hạn chế.
- Hầu hết các dự án chủ đầu tư đều trình xin chủ trương UBND tỉnh cho đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu . UBND tỉnh thiếu kiên quyết dẫn đến hầu hết các dự án phải tổ chức thầu rộng rãi nhưng không thực hiện. Có một số dự án phải đấu thầu nhưng vẫn chỉ định thầu, mặc dù giá trị gói thầu tư vấn ≥500 triệu đồng - theo qui chế đấu thầu phải tổ chức đấu thầu.
- Nhiều gói thầu tiến hành tổ chức đấu thầu còn mang tính hình thức, không có sự cạnh tranh bình đẳng do áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế. Tỷ lệ giảm giá thấp, giá trúng thầu của hầu hết các gói thầu xấp xỉ bằng giá gói thầu (giá dự toán).
Tỷ lệ áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu
Năm Rộngrãi Hạn chế Chỉ định thầu và cáchình thức còn lại Tổng số
2003 0 23 0 23 Tỷ lệ (%) 100 100 2004 7 28 51 86 Tỷ lệ (%) 8,1 32,6 59,3 100 2005 18 21 63 103 Tỷ lệ (%) 17,6 20,6 61,8 100 2006 23 22 0 45 Tỷ lệ (%) 51,1 48,9 0 100
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình
Việc lập hồ sơ mời thầu của một số gói thầu chưa đảm bảo yêu cầu, chưa bám sát yêu cầu kỹ thuật của thiết kế nên phải điều chỉnh, sửa chữa nhiều lần.
- Việc lựa chọn năng lực các Nhà thầu tham gia đấu thầu còn hạn chế, nhiều Nhà thầu năng lực kém không phù hợp với yêu cầu gói thầu mà vẫn được Chủ đầu tư mới tham gia dự thầu, dẫn đến có Nhà thầu tham gia dự thầu nhiều các gói thầu nhưng không trúng thầu. Chất lượng hồ sơ dự thầu của các nhà thầu không trúng thầu rất thấp, mang tính chất hình thức, không bám sát hồ sơ mời thầu.