- Quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp với kết quả khảo sát về thổ nhưỡng, nông học, quy hoạch số lượng và công suất các cơ sở chế biến chè phù hợp với vùng nguyên liệu theo hướng tránh lãng phí nguồn lực và thiếu hụt nguyên liệu do dư thừa công suất. Ngoài ra, tuyệt đối hạn chế việc mở rộng diện tích trồng chè để tập trung đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm chè Phú Thọ. Từ nay đến năm 2015 tiếp tục
đầu tư tập trung pháp triển sản xuất chè tại các huyện Hạ Hoà, Thanh Ba,Yên Lập, Phù Ninh, Tân Sơn, Thanh Sơn …
- Quy hoạch các cơ sở chế biến công nghiệp gắn chặt với vùng chè, khắc phục tình trạng thừa nhà máy, thiếu nguyên liệu.
- Quy hoạch các vùng sản xuất chè an toàn tập trung trong phạm vi toàn tỉnh, chỉ đạo các huyện xây dựng quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tại các địa phương. Phát triển vùng chè an toàn, chất lượng cao.Trên cơ sở quy hoạch vùng trồng chè được duyệt, xây dựng mô hình thâm canh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, thu hoạch, bảo quản với qui mô 600 ha/năm. Các huyện, thành, thị tổ chức chỉ đạo triển khai quy hoạch chi tiết và kế hoạch cụ thể xây dựng vùng sản xuất chè an toàn, đảm bảo các nội dung, tiêu chuẩn quy định, đến năm 2015 vùng chè chất lượng cao có qui mô tập trung khoảng 18.000-20.000 ha.
- Triển khai kế hoạch trồng mới trên diện tích chuyển đổi từ vườn tạp, cải tạo vùng đồi hoang, đất sấu chưa canh tác sang trồng chè theo từng giai đoạn cụ thể; bố trí theo giống trồng, theo vùng, đồi.
- Đối với các vườn chè tập trung hiện có tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà, Thanh Ba, Phù Ninh tập trung thâm canh cao, đảm bảo mật độ trồng dặm và mở rộng diện tích bằng các giống chè mới.
3.3.3. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật:học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật: học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật:
- Về giống chè
• Cần có cơ chế để chủ động cơ cấu giống, cải tạo giống để sản xuất đa dạng sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng nhanh với biến động nhu cầu của thị trường cạnh tranh hội nhập.
• Chuyển đổi cơ cấu giống chè: Mở rộng diện tích các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, kể cả trồng mới và trồng thay thế giống cũ, theo phương thức cuốn chiếu. Để xây dựng vùng chè chất lượng cao và an toàn cần phát triển các giống chè mới LDP1, LDP2.
• Lấy Viện nghiên cứu chè làm nòng cốt - xúc tiên việc khu vực hóa, nhân và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vườn chè. Tại các đơn vị sản xuất chè, khôi phục các vườn giống chè, sử dụng các giống mới có chất lượng cao nhằm cung cấp giống cho trồng dặm, trồng mới của dân, mục tiêu đến năm 2015 phải có được 90% diện tích chè bằng giống có chất lượng cao.
Xem xét lại hệ thống tổ chức của ngành chè từ khâu ươm giống - trồng trọt - chế biến đến khâu tiêu thụ trong nước, ngoài nước nhằm giảm chi phí, điều hòa lợi ích giữa các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh chè. Ngoài ra, trên cơ sở đó để củng cố lại hệ thống kênh phân phối trong nước và ngoài nước theo hướng coi thị trường ngoài nước là chủ đạo trong khi vẫn hết sức khai thác tiềm năng to lớn của thị trường trong nước.
- Áp dụng các biện pháp canh tác tiến bộ
• Trong trồng chè nên trồng đúng mật độ đối với từng giống chè, trồng theo đường đồng mức, có cây che bóng lá nhỏ, họ đậu, tăng độ mùn của đất, chống nóng, giữ ẩm, chống xói mòn đất.
Đối với chè trồng mới và trồng thay thế: triệt để thực hiện quy trình thiết kế nương đồi, làm đất bằng cơ giới, trồng cây cải tạo đất, bón đủ phân hữu cơ, trước khi trồng chè phải trồng cây che bóng... Những nơi có độ dốc trên 25% phải thực hiện các biện pháp che ủ đất, chống xói mòn và thực hiện canh tác nông lâm kết hợp. Áp dụng quy trình trồng chè cành bằng bầu kích thước lớn, trồng tăng mật độ hợp lý.
Đối với chè kinh doanh: Áp dụng quy trình hái dãn lứa, sửa tán và bón thúc đủ, cân đối các loại phân sau mỗi lứa hái, kết hợp tưới giữ ẩm để tăng hiệu quả của phân bón. Những nương chè cằn cỗi phải tăng cường bón bổ sung phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá để chè nhanh phục hồi và sinh trưởng tốt. Những nơi sản xuất chè xanh chất lượng cao và có điều kiện tưới cần thực hiện phương thức đốn trái vụ (đốn vào cuối vụ chè xuân) để rải vụ và tăng hiệu quả kinh tế.
•Cơ giới hoá khâu làm đất; kế hoạch cơ giới hoá, chú trọng các khâu làm đất, chăm sóc, đốn hái, phòng trừ sâu bệnh...; Xây dựng, cải tạo các công trình giữ nước và dẫn nước; Triệt để áp dụng biện pháp trồng cây che bóng, chắn gió, ủ gốc... Áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước để tăng năng suất và chất lượng chè.
•Đưa máy đốn, máy hái và các dụng cụ làm đất vào canh tác. Tiến tới cơ giới hoá, tự động hoá các khâu: theo dõi điều kiện khí tượng, chế độ dinh dưỡng đất, chế độ chăm sóc, canh tác; cơ giới hoá thu hái, đốn, làm đất, bón phân, vận chuyển nguyên liệu…để nâng cao năng suất, chất lượng đồi chè.
- Sử dụng nguồn phân hóa học cho chè:
Trong chăm sóc tạo lượng phân bón dồi dào, có khối lượng lớn, bón nhiều phân hữu cơ, vi sinh, chuyển đổi phân vô cơ sang phân hữu cơ để cải tạo đất cơ bản giàu mùn, tầng canh tác tơi xốp và dày, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây chè.
• Phân hóa học cho chè bao gồm nguyên tố đại lượng và vi lượng. Nguyên tố đại lượng gồm NPK (đạm, lân, kali) rất cần thiết và quyết định năng suất chè. Nếu N được bón cân đối với P và K, N sẽ làm búp phát triển nhanh và sớm đạt tiêu chuẩn hái, búp từ lúc phát động đến khi đủ tiêu chuẩn hái chỉ cần 28 ngày, trong khi không có bón đạm cần đến 60 ngày. Vì vậy N tăng năng suất chè bằng tổng số búp đạt tiêu chuẩn, do đó lứa hái sẽ ngắn
hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là việc sử dụng N phải dưới 300kg/ha để đảm bảo chất lượng chè cho chế biến.
Nguyên tố vi lượng như Zn, Bo và Mg có tác dụng làm búp phát triển đồng đều, không bị nhỏ hay biến dạng và tăng chất lượng búp.
• Phân hữu cơ cho chè đóng vai trò quan trọng trong việc tăng độ mùn, độ xốp và giữ ẩm cũng như cung cấp dưỡng liệu cho chè. Có hai nguồn phân hữu cơ: một là phân gia súc cung cấp cho chè lúc mới trồng và bón định kỳ 2- 3 năm; nguồn thứ hai là các loại phân xanh và cây phân xanh họ đậu. Cây được trồng giữa hai hàng chè để vừa làm cây phân xanh vừa làm cây che bóng tạm thời cho cây chè con lúc mới trồng đến 2 năm sau và giúp cây con chống chịu qua mùa khô. Khi chè được 3 năm thì đốn bỏ cây che bóng tạm thời để làm phân xanh tủ gốc. Các loại đậu như đậu trắng, đậu nành cũng được trồng xen giữa hai hàng chè.
- Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
• Ứng dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè để đảm bảo có nguồn nguyên liệu chè an toàn. Tích cực bảo vệ thiên địch, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá học cho chè, trường hợp phải sử dụng, hãy thực hiện nghiêm ngặt quy định; tăng cường sử dụng các loại thuốc thảo mộc và thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng đúng loại thuốc đặc hiệu.
• Trong vấn đề thuốc bảo vệ thực vật: Nên tìm dùng những loại thuốc hữu cơ, thuốc sinh học không gây độc hại, an toàn cho người sử dụng, phải giảm số lượng, giảm số lần phun trong năm, chủ động phòng chống sâu bệnh. Tìm và nuôi dưỡng các loài thiên địch trên vùng chè.
• Nghiên cứu chủ động tưới tiêu ở những vùng khô hạn, tưới nhỏ giọt vào gốc chè, bón phân theo chế độ tưới nước.
3.3.4. Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp sản xuất và chế biến chè
- Thu hái búp chè đúng quy trình, đạt phẩm cấp, đủ độ chín kỹ thuật theo yêu cầu của sản xuất, phù hợp công suất nhà máy. Thu hái và vận chuyển không làm dập nát, luôn giữ cho búp chè non tươi.
- Đẩy mạnh khâu đào tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm trong chế biến chè
- Chủ động sản xuất chế biến, có lịch sản xuất theo vụ mùa, thu mua nguyên liệu phù hợp với công suất thiết bị, thực hiện các thông số kỹ thuật phù hợp nguyên liệu và thời tiết vụ mùa.
- Cải tiến thiết bị, dây chuyền chế biến, giảm lao động nặng nhọc tạo chất lượng sản phẩm đồng đều.
- Đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng, đi sâu nghiên cứu các sản phẩm chè có tác dụng tốt tới bồi bổ sức khoẻ.
- Nâng cao chất lượng chè đen xuất khẩu, bằng cách chỉ sản xuất và xuất khẩu chè đen được chế biến từ các dây chuyền thiết bị hiện đại và bảo đảm vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm. Đối với chè xanh, tổ chức chế biến theo hộ gia đình bằng thiết bị nhỏ nhưng hiện đại để nâng cao giá trị hàng hóa.
- Chọn vùng, chọn giống chè để sản xuất sản phẩm chè có chất lượng cao, xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ với giá trị cao.
- Thực hiện xây dựng quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, phòng ngừa khuyết tật, kiểm soát các thông số kỹ thuật trong tất cả các nhà máy chế biến chè.
3.3.5. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và giảm được chi phí sản xuất một cách hợp lý. Ngành chè của tỉnh cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Do hiện tại lực lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu, trình độ còn yếu kém, tay nghề chưa cao, trong sản
xuất chưa kiên quyết uốn nắn theo quy trình, chưa phát hiện được kịp thời các khuyết tật và sự cố xảy ra. Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức thi thợ bậc giỏi, thi nâng bậc, ca sản xuất có chất lượng, nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề thợ bậc cao trong lĩnh vực sản xuất, chế biến chè nhằm ổn định và nâng cao kỹ thuật sử dụng thiết bị và kỹ thuật chế biến chè tại cơ sở. Mặt khác tạo cơ hội cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp được tiếp xúc nhiều hơn nữa với những kiến thức mới trong quản lý thị trường để họ có thể kết hợp giữa kiến thức chuyên môn với kinh nghiệm quản lý nhằm giải quyết tốt công việc.
3.3.6. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ chè, tăng sức cạnh tranh tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ chè, tăng sức cạnh tranh tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ chè, tăng sức cạnh tranh tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ chè, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chè.
- Hàng năm nhân ngày giỗ Tổ 10-3 Âm lịch, tổ chức hội chợ Hùng Vương nhằm giới thiệu sản phẩm của miền trung du đến khách thập phương hành hương về đất Tổ, trong đó đặc biệt chú trọng đến sản phẩm chè.
- Tích cực tham gia các hội chợ nông nghiệp, hội chợ thương mại quốc tế do Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương tổ chức và một số đoàn doanh nghiệp đi nước ngoài theo Chương trình Xúc tiến Thương mại trọng điểm quốc gia do Bộ Công thương chủ trì.
- Trong những năm gần đây, đa số doanh nghiệp xác định truyền thông là phương tiện hiệu quả nhất trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của mình. Đó là các chương trình quảng cáo, tuyên truyền trên báo chí, tham gia hội chợ triển lãm, tài trợ, thông qua hoạt động giao tiếp cộng đồng... với quan điểm của một số chuyên gia trên thế giới khi sử dụng hình ảnh “bà đỡ” để nói về vai trò của truyền thông đối với các sản phẩm, kế hoạch kinh doanh, rộng hơn là hình ảnh của doanh nghiệp… Bởi khi đã đóng vai trò “bà đỡ”, truyền thông trở thành một lực lượng chính hậu thuẫn cho những thành công của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác truyền thông phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì, liên tục trong nhiều năm, khắc hoạ cho được hình ảnh về “Chè Phú Thọ”, là sự lựa chọn số 1 của khách hàng; sao cho Chè, cùng với hình ảnh của thành phố “ngã ba sông” Việt Trì, với những rừng cọ, đồi chè qua những làn điệu xoan, ghẹo... luôn trong trí nhớ người tiêu dùng và trở thành biểu tượng của Phú Thọ.
- Thiết kế một số chương trình phóng sự trên thông tin đại chúng, nhất là kênh VTV4 Đài truyền hình quốc gia (là kênh phát sóng cho đối tượng người xem ở nước ngoài), kể cả gắn với bộ phim về những miền quê Phú Thọ và các trang báo điện tử có nhiều độc giả từ nước ngoài như VnExpress, v.v. Thiết kế, in ấn đẹp, hấp dẫn và phát hành vào dịp mùa lễ hội, giỗ Tổ Hùng Vương các tờ tin (Brochure) về chè Phú Thọ.
- Tổ chức các hội thảo chuyên đề liên quan đến ngành chè, tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến, tham gia hội chợ, quảng bá thương hiệu.
+ Dự kiến tổ chức một số hội thảo chuyên đề về xúc tiến xuất khẩu chè, nghiên cứu các thị trường xuất khẩu trọng điểm của chè Phú Thọ, bàn về các biện pháp nâng cao chất lượng chè Phú Thọ.
+ Học tập trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước (có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn).
- Lập cổng Portal “Phu Tho Tea” thông qua Website của tỉnh www.phutho.gov.vn
Cần hợp đồng thuê các chuyên gia quảng cáo, tin học tư vấn và xây dựng trang “phuthotea” trong Website Phú Thọ do Hiệp hội chè Phú Thọ thực hiện, đồng thời cần có sự liên kết với các công ty chuyên quảng cáo để tạo ra những đường Link tới Website “phuthotea”, từ đó sớm cung cấp những thông tin về chè tới các đối tác quan tâm; vừa để xúc tiến thương mại, quảng bá sản
phẩm, thương hiệu chè và hình ảnh Phú Thọ với bạn bè trong và ngoài nước; vừa bảo vệ người tiêu dùng, tránh cho người tiêu dùng khỏi mua nhầm sản phẩm.
- Khai thác tối ưu và đa dạng hoá phương pháp tiếp thị cho sản phẩm chè thông qua các kênh như:
Tiếp thị trực tuyến bằng các công cụ như: e-mail, hiển thị quảng cáo trong kết quả tìm kiếm trực tuyến…sẽ giúp các nhà marketing chè Phú Thọ tăng cường tiếp xúc của họ bằng cách truyền những nội dung được định sẵn mà các khách hàng mục tiêu của họ yêu thích hơn.
- Tổ chức các tour du lịch sinh thái thăm vườn chè và di tích danh thắng. Qua thực tế cho thấy, những hoạt động này đã có, tuy nhiên chỉ mang tính hình thức, nhỏ lẻ, cần được đẩy mạnh và tổ chức có quy mô và tính chuyên nghiệp hơn.
Tỉnh cần giao cho Sở Thương mại - Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành, các tỉnh tổ chức lễ hội (du lịch về cội nguồn) lồng ghép với các tour du lịch sinh thái, đưa khách về thăm các vườn chè và mua chè Phú Thọ. Thông qua PR và quảng cáo truyền miệng giới thiệu về hình ảnh, con người Phú Thọ, đưa du khách thăm vườn quả sinh động trên địa bàn tỉnh, nhất là vào