Nhóm giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 67)

học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật:

- Về giống chè

• Cần có cơ chế để chủ động cơ cấu giống, cải tạo giống để sản xuất đa dạng sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng nhanh với biến động nhu cầu của thị trường cạnh tranh hội nhập.

• Chuyển đổi cơ cấu giống chè: Mở rộng diện tích các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, kể cả trồng mới và trồng thay thế giống cũ, theo phương thức cuốn chiếu. Để xây dựng vùng chè chất lượng cao và an toàn cần phát triển các giống chè mới LDP1, LDP2.

• Lấy Viện nghiên cứu chè làm nòng cốt - xúc tiên việc khu vực hóa, nhân và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vườn chè. Tại các đơn vị sản xuất chè, khôi phục các vườn giống chè, sử dụng các giống mới có chất lượng cao nhằm cung cấp giống cho trồng dặm, trồng mới của dân, mục tiêu đến năm 2015 phải có được 90% diện tích chè bằng giống có chất lượng cao.

Xem xét lại hệ thống tổ chức của ngành chè từ khâu ươm giống - trồng trọt - chế biến đến khâu tiêu thụ trong nước, ngoài nước nhằm giảm chi phí, điều hòa lợi ích giữa các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh chè. Ngoài ra, trên cơ sở đó để củng cố lại hệ thống kênh phân phối trong nước và ngoài nước theo hướng coi thị trường ngoài nước là chủ đạo trong khi vẫn hết sức khai thác tiềm năng to lớn của thị trường trong nước.

- Áp dụng các biện pháp canh tác tiến bộ

• Trong trồng chè nên trồng đúng mật độ đối với từng giống chè, trồng theo đường đồng mức, có cây che bóng lá nhỏ, họ đậu, tăng độ mùn của đất, chống nóng, giữ ẩm, chống xói mòn đất.

Đối với chè trồng mới và trồng thay thế: triệt để thực hiện quy trình thiết kế nương đồi, làm đất bằng cơ giới, trồng cây cải tạo đất, bón đủ phân hữu cơ, trước khi trồng chè phải trồng cây che bóng... Những nơi có độ dốc trên 25% phải thực hiện các biện pháp che ủ đất, chống xói mòn và thực hiện canh tác nông lâm kết hợp. Áp dụng quy trình trồng chè cành bằng bầu kích thước lớn, trồng tăng mật độ hợp lý.

Đối với chè kinh doanh: Áp dụng quy trình hái dãn lứa, sửa tán và bón thúc đủ, cân đối các loại phân sau mỗi lứa hái, kết hợp tưới giữ ẩm để tăng hiệu quả của phân bón. Những nương chè cằn cỗi phải tăng cường bón bổ sung phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá để chè nhanh phục hồi và sinh trưởng tốt. Những nơi sản xuất chè xanh chất lượng cao và có điều kiện tưới cần thực hiện phương thức đốn trái vụ (đốn vào cuối vụ chè xuân) để rải vụ và tăng hiệu quả kinh tế.

•Cơ giới hoá khâu làm đất; kế hoạch cơ giới hoá, chú trọng các khâu làm đất, chăm sóc, đốn hái, phòng trừ sâu bệnh...; Xây dựng, cải tạo các công trình giữ nước và dẫn nước; Triệt để áp dụng biện pháp trồng cây che bóng, chắn gió, ủ gốc... Áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước để tăng năng suất và chất lượng chè.

•Đưa máy đốn, máy hái và các dụng cụ làm đất vào canh tác. Tiến tới cơ giới hoá, tự động hoá các khâu: theo dõi điều kiện khí tượng, chế độ dinh dưỡng đất, chế độ chăm sóc, canh tác; cơ giới hoá thu hái, đốn, làm đất, bón phân, vận chuyển nguyên liệu…để nâng cao năng suất, chất lượng đồi chè.

- Sử dụng nguồn phân hóa học cho chè:

Trong chăm sóc tạo lượng phân bón dồi dào, có khối lượng lớn, bón nhiều phân hữu cơ, vi sinh, chuyển đổi phân vô cơ sang phân hữu cơ để cải tạo đất cơ bản giàu mùn, tầng canh tác tơi xốp và dày, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây chè.

• Phân hóa học cho chè bao gồm nguyên tố đại lượng và vi lượng. Nguyên tố đại lượng gồm NPK (đạm, lân, kali) rất cần thiết và quyết định năng suất chè. Nếu N được bón cân đối với P và K, N sẽ làm búp phát triển nhanh và sớm đạt tiêu chuẩn hái, búp từ lúc phát động đến khi đủ tiêu chuẩn hái chỉ cần 28 ngày, trong khi không có bón đạm cần đến 60 ngày. Vì vậy N tăng năng suất chè bằng tổng số búp đạt tiêu chuẩn, do đó lứa hái sẽ ngắn

hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là việc sử dụng N phải dưới 300kg/ha để đảm bảo chất lượng chè cho chế biến.

Nguyên tố vi lượng như Zn, Bo và Mg có tác dụng làm búp phát triển đồng đều, không bị nhỏ hay biến dạng và tăng chất lượng búp.

• Phân hữu cơ cho chè đóng vai trò quan trọng trong việc tăng độ mùn, độ xốp và giữ ẩm cũng như cung cấp dưỡng liệu cho chè. Có hai nguồn phân hữu cơ: một là phân gia súc cung cấp cho chè lúc mới trồng và bón định kỳ 2- 3 năm; nguồn thứ hai là các loại phân xanh và cây phân xanh họ đậu. Cây được trồng giữa hai hàng chè để vừa làm cây phân xanh vừa làm cây che bóng tạm thời cho cây chè con lúc mới trồng đến 2 năm sau và giúp cây con chống chịu qua mùa khô. Khi chè được 3 năm thì đốn bỏ cây che bóng tạm thời để làm phân xanh tủ gốc. Các loại đậu như đậu trắng, đậu nành cũng được trồng xen giữa hai hàng chè.

- Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

• Ứng dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè để đảm bảo có nguồn nguyên liệu chè an toàn. Tích cực bảo vệ thiên địch, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá học cho chè, trường hợp phải sử dụng, hãy thực hiện nghiêm ngặt quy định; tăng cường sử dụng các loại thuốc thảo mộc và thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng đúng loại thuốc đặc hiệu.

• Trong vấn đề thuốc bảo vệ thực vật: Nên tìm dùng những loại thuốc hữu cơ, thuốc sinh học không gây độc hại, an toàn cho người sử dụng, phải giảm số lượng, giảm số lần phun trong năm, chủ động phòng chống sâu bệnh. Tìm và nuôi dưỡng các loài thiên địch trên vùng chè.

• Nghiên cứu chủ động tưới tiêu ở những vùng khô hạn, tưới nhỏ giọt vào gốc chè, bón phân theo chế độ tưới nước.

3.3.4. Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp sản xuất và chế biến chè

- Thu hái búp chè đúng quy trình, đạt phẩm cấp, đủ độ chín kỹ thuật theo yêu cầu của sản xuất, phù hợp công suất nhà máy. Thu hái và vận chuyển không làm dập nát, luôn giữ cho búp chè non tươi.

- Đẩy mạnh khâu đào tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm trong chế biến chè

- Chủ động sản xuất chế biến, có lịch sản xuất theo vụ mùa, thu mua nguyên liệu phù hợp với công suất thiết bị, thực hiện các thông số kỹ thuật phù hợp nguyên liệu và thời tiết vụ mùa.

- Cải tiến thiết bị, dây chuyền chế biến, giảm lao động nặng nhọc tạo chất lượng sản phẩm đồng đều.

- Đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng, đi sâu nghiên cứu các sản phẩm chè có tác dụng tốt tới bồi bổ sức khoẻ.

- Nâng cao chất lượng chè đen xuất khẩu, bằng cách chỉ sản xuất và xuất khẩu chè đen được chế biến từ các dây chuyền thiết bị hiện đại và bảo đảm vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm. Đối với chè xanh, tổ chức chế biến theo hộ gia đình bằng thiết bị nhỏ nhưng hiện đại để nâng cao giá trị hàng hóa.

- Chọn vùng, chọn giống chè để sản xuất sản phẩm chè có chất lượng cao, xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ với giá trị cao.

- Thực hiện xây dựng quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, phòng ngừa khuyết tật, kiểm soát các thông số kỹ thuật trong tất cả các nhà máy chế biến chè.

3.3.5. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và giảm được chi phí sản xuất một cách hợp lý. Ngành chè của tỉnh cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Do hiện tại lực lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu, trình độ còn yếu kém, tay nghề chưa cao, trong sản

xuất chưa kiên quyết uốn nắn theo quy trình, chưa phát hiện được kịp thời các khuyết tật và sự cố xảy ra. Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức thi thợ bậc giỏi, thi nâng bậc, ca sản xuất có chất lượng, nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề thợ bậc cao trong lĩnh vực sản xuất, chế biến chè nhằm ổn định và nâng cao kỹ thuật sử dụng thiết bị và kỹ thuật chế biến chè tại cơ sở. Mặt khác tạo cơ hội cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp được tiếp xúc nhiều hơn nữa với những kiến thức mới trong quản lý thị trường để họ có thể kết hợp giữa kiến thức chuyên môn với kinh nghiệm quản lý nhằm giải quyết tốt công việc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w