Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiệu thụ sản phẩm bánh trứng của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương (Trang 40 - 43)

- Có vốn, tài chính để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mớ

2. Đấy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường

2.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

Sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với thị trường. Thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng được mở rộng. Nhưng muốn mở rộng thị trường thì vấn đề quan trọng là phải nắm bắt được nhu cầu thị trường. Điều đó đòi hỏi công ty phải tăng cường nghiên cứu, khảo sát và phân đoạn thị trường. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống thực hiện phù hợp với các đối tượng tiêu dùng, xác định được thị trường cho từng loại sản phẩm và có chiến lược đúng đắn cho từng loại thị trường

Công tác nghiên cứu thị trường tức là dự báo tốt được nhu cầu sản phẩm mà khách hàng mong muốn trong tương lai, phân tích được tình hình kinh doanh của

đối thủ cạnh tranh. Có như vậy thì công tác kế hoạch hoá sản phẩm, kế hoạch hoá giá cả, kế hoạch hoá phân phối, truyền thông và xúc tiến mới chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất

Trên thực tế công tác nghiên cứu thị trường của Công ty đã phần nào xác định được nhu cầu thị trường về sản phẩm của Công ty, phân tích các đối thủ cạnh tranh. Nhưng để thực sự hiệu quả và chính xác trên từng thị trường, phòng kinh doanh cần nỗ lực hơn rất nhiều. Phòng kế hoạch - thị trường có một đội nghiên cứu thị trường phối hợp với các đại lý chịu trách nhiệm nghiên cứu về toàn bộ thị trường hiện tại. Tại các đại lý, đội ngũ nhân viên bán hàng vừa chịu trách nhiệm bán hàng, khai thác thông tin từ khách hàng, vừa thực hiện nghiên cứu thị trường tại địa bàn mình bán sản phẩm

2.1.2. Nội dung biện pháp

Nghiên cứu thị trường có hai phương pháp là nghiên cứu trực tiếp và nghiên cứu gián tiếp:

- Nghiên cứu trực tiếp: là phương pháp đòi hỏi cán bộ nghiên cứu phải đến các đại lý, khách hàng, người tiêu dùng để trực tiếp tìm hiểu các vấn đề cần quan tâm. Do đó, công ty cần có sự chuẩn bị kỹ trước khi thực hiện điều tra. Nghiên cứu theo phương pháp này tốn nhiều kinh phí và sức lực, công ty không thể nghiên cứu hết toàn bộ thị trường mà có thể tuỳ vào khả năng của mình để chọn mẫu điều tra phù hợp

- Nghiên cứu gián tiếp: là phương pháp nghiên cứu thông qua việc phân tích thông tin từ các báo cáo, tạp chí, các ấn phẩm trên mạng Internet… Trên cơ sở những thông tin thu được, Công ty tiến hành so sánh đánh giá và lựa chọn chính sách tốt nhất, đáp ứng yêu cầu công ty đưa ra

Để đảm bảo tính khả thi, công ty nên kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu trên. ối với những khách hàng hay đại lý có địa điểm gần, Công ty có thể thực hiện nghiên cứu trực tiếp, những nơi ở xa nên áp dụng phương pháp nghiên cứu gián tiếp

Công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu sản phẩm cần thực hiện việc nghiên cứu cầu về sản phẩm, nghiên cứu cung, và nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ:

- Nghiên cứu cầu: Nhu cầu của người tiêu dùng là vô tận. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu cũng thay đổi theo. Để thấy được những cơ hội trong kinh doanh không còn cách nào khác là phải nghiên cứu, khảo sát thị trường, vận dụng tổng hợp các phương pháp, từ nghiên cứu trực tiếp gặp gỡ khách hàng thông qua các bảng hỏi , các phiếu thăm dò khách hàng, các phân tích đánh giá khoa học nhằm giải thích sản lượng tiêu thụ tăng hay giảm, và các nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của thị trường: giá cả, khuyến mại, phương thức thanh toán, mật độ dân số trong khu vực, thu nhập bình quân người lao động… để từ đó doanh nghiệp đưa ra các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng thị trường và mở rộng ra thị trường mới

- Nghiên cứu cung: Đây là công tác nghiên cứu mà doanh nghiệp cũng phải thường xuyên thực hiện. Bởi hiện tại công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Như Hương, Hải Châu , Tích sỹ giai… Việc nghiên cứu cung còn nghiên cứu tất cả các thông tin về đối thủ cạnh tranh liên quan đến hoạt động tiêu thụ của công ty như: chính sách bán hàng, chính sách hỗ trợ vận chuyển, chính sách thanh toán chậm… Để từ đó doanh nghiệp đưa ra những biện pháp nhằm ổn định và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh còn phải nghiên cứu cả sự cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai, sự cạnh tranh còn đến từ sức ép bảo vệ môi trường…

- Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ: Tốc độ tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào việc tổ chức mạng lưới bán hàng. Hiện tại doanh nghiệp thấy rằng đây cũng chưa phải là thế mạnh của mình. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thì cũng biểu hiện những mặt còn yếu như cơ chế quản lý chưa chặt chẽ gây ra cạnh tranh nội bộ giữa những sản phẩm của Công ty qua giá bán khác nhau, mức chiết khấu hàng bán khác nhau. Bên cạnh đó là công tác bán hàng và sau bán hàng còn chưa nổi bật so với đối thủ cạnh

tranh. Do đó công ty cần có lực lượng cán bộ nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tổ chức thực hiện một hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao

2.1.3. Điều kiện thực hiện

Để giải pháp trên được thực hiện công ty cần phải có phòng marketing chuyên nghiên cứu thị trường, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Công ty cần đầu tư trang bị những trang thiết bị cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu thị trường như: máy vi tính, phương tiện xử lý thông tin chuyên nghiệp, phòng làm việc độc lập…

2.1.4. Hiệu quả mang lại

Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường nếu được thực hiện với hiệu quả cao thì kết quả doanh nghiệp sẽ thu được rất nhiều: đó là việc xác định được nhu cầu thị trường. Từ việc xác định đúng cho đến việc chủ động đáp ứng chính xác kịp thời nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó công tác nghiên cứu thị trường và dự báo đạt hiệu quả cao thì có ảnh hưởng rất lớn. rất tích cực đến hoạt động lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản xuất, kế hoạch xây dựng các giải pháp về tiêu thụ sản xuất. Các thông tin từ các cuộc nghiên cứu đó còn là cơ sở cho các quyết định liên quan đến sự biến động của thị trường như: việc tìm hiểu đáp ứng chính xác nhu cầu khách hàng, đạt hiệu quả cao với chi phí thấp. Còn đối với các đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả. Với các thành viên trong kênh phân phối thì các thông tin từ thị trường sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc xây dựng và quản trị các kênh phân phối này một cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiệu thụ sản phẩm bánh trứng của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w