Tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng lao động của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội (Trang 83 - 84)

Một doanh nghiệp chỉ có thể đạt năng suất cao khi có đội ngũ lao động làm việc tích cực và sáng tạo. Điều này phụ thuộc vào chính sách mà những người quản lý sử dụng để tạo động lực lao động cho lao động của họ. Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới các mục tiêu của các tổ chức doanh nghiệp.

Mục đích chính của người lao động là làm việc để tạo thu nhập cho mình để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Người lao động sẽ hài lòng với công việc của mình khi mà họ nhận được thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Và họ sẽ thấy có hứng thú hơn với công việc hơn khi mà họ nhận được những khoản khuyến khích quan tâm của các nhà quản lý lao động cả về vật chất lẫn tinh thần của Công ty. Ngược lại nếu người lao động nhận thấy thù lao mà họ nhận được không tương xứng với công sức mà họ bỏ ra, khi đó họ sẽ trở nên ít gắn bó với doanh nghiệp, giảm lỗ nực trong công việc hoặc sẽ làm việc không tích cực và sớm muộn gì họ sẽ tìm kiếm những cơ hội khác tốt hơn cho mình. Chính vì vậy Công ty nên có những chính sách khuyến khích tài chính đa dạng và phong phú và kịp thời.

Lao động của Công ty thì phần đông là lao động trực tiếp, mà lao động này phần lớn là lao động từ nông thôn lên, nên còn gặp nhiều khó khăn về ăn uống và sinh hoạt. Nếu có điều kiện, Công ty có thể tạo điều kiện cho họ khắc phục khó khăn bằng việc xây dựng các khu nhà ngỉ tập thể để cho công nhân thuê. Trợ cấp cho người lao động khi người lao động bị ốm.

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi đua giữa những các tổ trong phân xưởng: thi lao động giỏi, tay nghề cao thi đua năng suất lao động nhằm khuyến khích tay nghề cũng như vật chất cho người lao động.

Có nhiều hình thức khen thưởng biểu dương với những lao động giỏi, những lao động có thành tích xuất sắc để họ tiếp tục cố gắng hơn nữa để hoàn thành tốt công việc của họ.

Hàng quý nên tổ chức các chuyến đi du lích thăm quan, tạo tâm lý thoải mãi cho người lao động sau những ngày làm việc vất vả. Qua việc đó người lao động sẽ thấy được sự quan tâm, chăm lo của ban lãnh đạo.

Luôn luôn tạo bầu không khí tốt cho lao động, nhất là đối vơi lao động quản lý, bởi họ là người đầu tàu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Và hiệu quả làm việc của họ phụ thuộc vào rất nhiều vào không gian làm việc và bầu không khí. Công ty nên tạo cho họ một không gian làm việc thoải mãi và một tâm lý làm việc ổn định. Đối với các công nhân, cần thường xuyên xuống các xí nghiệp động viên hỏi han sức khỏe, công việc, lắng nghe và giải quyết những khó khăn trong công việc của họ để tạo không khí làm việc luôn luôn thoải mãi.

Ngoài ra, Công ty cũng nên nắm bắt đầy đủ thông tin, quan tâm đến mặt tâm tư tình cảm của người lao độngc, tạo điều kiện thuận lợi họ công tác tốt trong công việc cũng như mọi việc trong gia đình họ.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng lao động của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w