So sánh kết quả thực nghiệm của thuật toán Threshol Plus với các thuật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIẢI PHÁP CÂN BẰNG TẢI SỬ DỤNG CẤU TRÚC THƯ MỤC CHO MẠNG NGANG HÀNG CÓ CẤU TRÚC doc (Trang 51 - 54)

b. Phương pháp Proportion

4.4So sánh kết quả thực nghiệm của thuật toán Threshol Plus với các thuật

đã có:

Trong thí nghiệm tiếp theo chúng tôi so sánh thuật toán cân bằng tải của tôi đề xuất với các thuật toán: Tranfer, proportion

Trong đánh giá này chúng tôi giữ cố định khả năng của các node và thời gian sống trung bình của một node trong mạng là 2 giờ trong các lần chạy thí nghiệm và thay đổi số lượng các câu truy vấn đặt vào một node. Các câu truy vấn phát ra cũng được phân bổ dưới dạng Uniform và dạng Zipf với  =1.2.

Kết quả của thí nghiệm được vẽ trong hình 29 cho thấy thuật toàn Tranfer và proportion có tỷ lệ truy vấn thành công khá giống nhau, tuy nhiên Tranfer có tỉ lệ cao hơn một chút, thuật toán của chúng tôi đề xuất có tỷ lệ thành công lớn hơn khoảng 7% so với hai thuật toán trên ở phân bố dạng Uniform, khoảng 6% ở phân bố Zipf.

Hình 29. So sánh ThresholdPlus với Tranfer và Propotion.

4.5 Kết luận

Mô phỏng của chúng tôi đã thử nghiệm kiểm và đánh giá thuật toán trên các tình huống: Ảnh hưởng thời gian sống của một node tới các thuật toán, Ảnh hưởng của số lượng các câu truy vấn tới các thuật toán và Ảnh hưởng của câu truy vấn dạng Zipf tới các thuật toán cân bằng tải, bằng thực nghiệm chúng tôi đã so sánh giải pháp của chúng tôi với các phương pháp đã có là Tranfer và

proportion các câu truy vấn phát ra phân bổ dưới dạng Uniform và dạng Zipf. Kết quả của mô phỏng cho thấy phương pháp cân bằng tải của chúng tôi đề xuất cho tuỷ lệ truy vấn thành công cao hơn so với phương pháp cân bằng tải theo thuật toán Threshold , thuật toán Tranfer, proportion.

CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.1 Kết luận

Báo cáo luận văn đã tìm hiểu và giới thiệu tóm tắt tổng quan về mạng ngang hàng, các mô hình mạng ngang hàng đặc biệt trình bày về mạng ngang hàng có cấu trúc sử dụng bảng băm phân tán DHT mà điển hình là mạng Chord.

Với mạng ngang hàng có cấu trúc, hiện nay một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quan tâm đó là vấn đề Cân bằng tải, luận văn đã tìm hiểu về các khái niệm cân bằng tải trên mạng ngang hàng, các nguyên nhân dẫn tới việc mất cân bằng tải trên mạng ngang hàng đồng thời cũng đã nêu ra và phân tích một số phương pháp, kỹ thuật cân bằng tải trên mạng ngang hàng đã có.

Chúng tôi đã nghiên cứu một số thuật toán cân bằng tải trong mạng ngang hàng có cấu trúc và đề xuất một thuật toán cải tiến thuật toán cân bằng tải theo ngưỡng sử dụng cấu trúc thư mục. Các thay đổi chính mà thuật toán của chúng tôi đưa ra là:

Thứ nhất, thuật toán của chúng tôi xem xét cả tải truy vấn các node trong quá trình thực hiện cân bằng tải.

Thứ hai, thuật toán của chúng tôi tìm chính xác và nhanh chóng được một node nhẹ tải cho quá trình thực hiện cân bằng tải mà số thông điệp phát ra chỉ tính bằng hằng số. Các thuật toán cân bằng tải của các tác giả khác hoặc là không quan tâm đến tải truy vấn node hoặc là cần phải thực hiện khoảng N thông điệp truy vấn để tìm một node nhẹ tải.

Sau khi cài đặt, chạy thử nghiệm và đánh giá kết quả, chúng tôi thấy rằng trong điều kiện mạng gần với thực tế (khả năng của các node không giống nhau, các câu truy vấn đặt vào các node không đồng đều, thời gian sống của các node không giống nhau) thuật toán của chúng tôi hoạt động tốt hơn so với thuật toán cân bằng tải theo ngưỡng do Ganesan đề xuất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIẢI PHÁP CÂN BẰNG TẢI SỬ DỤNG CẤU TRÚC THƯ MỤC CHO MẠNG NGANG HÀNG CÓ CẤU TRÚC doc (Trang 51 - 54)