Phương án đo mức tiêu hao nhiên liệu phối hợp giữa kiểu đo thể tích với đo khối lượng :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ đo chi phí nhiên liệu điều khiển điện tử cho phòng thí nghiệm Bộ môn Động lực (Trang 33 - 35)

- Đồng hồ nước với cánh quạt

2.1.3.Phương án đo mức tiêu hao nhiên liệu phối hợp giữa kiểu đo thể tích với đo khối lượng :

b) Phương án đo mức tiêu hao nhiên liệu theo thể tích:

2.1.3.Phương án đo mức tiêu hao nhiên liệu phối hợp giữa kiểu đo thể tích với đo khối lượng :

Sơ đồ nguyên lý:

H.2-7: Sơ đồ nguyên lý đo mức tiêu hao nhiên liệu phối hợp giữa kiểu đo thể tích với đo khối lượng

Trong đó :

1: két dự trữ nhiên liệu 7: đường cấp nhiên liệu cho máy 2: đường cấp nhiên liệu 8: động cơ

3: két nhiên liệu hằng ngày 9: đường dầu hồi

4: van khóa 10: đòn gánh

5: van ba ngã điều khiển điện từ 11: đối trọng vỏ bình 6: két thí nghiệm 12: đối trọng thủy lực Nguyên lý hoạt động:

Nhiên liệu được bơm cấp lên két hằng ngày (3) theo đường cấp (2). Từ két hằng ngày (3) nhiên liệu được cung cấp vào két thí nghiệm (6) và động cơ (8) (khi van điện từ nhận được tín hiệu điện ) và ngừng cấp nhiên liệu khi van điện từ không nhân được tín hiệu điện.Nhờ hệ thống đòn bẩy mà ta có thể xác định được lượng tiêu thụ nhiên liệu của động cơ. Sau khi nhiên liệu qua động cơ lượng dầu hồi sẽ trở về ngay két thí nghiệm mà không qua thiết bị nào.

Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo

H.2-8: Sơ đồ nguyên lý bộ đo mức tiêu hao nhiên liệu

Khi mức nhiên liệu trong két thí nghiệm (Measuring vessel) đầy, piston của đối trọng kiểu thủy lực (Hydraulic damping device) đi lên phía trên, lượng chất lỏng đi vào đối trọng khối lượng , đối trọng tăng lên tác dụng lên đòn gánh (Measuring beam) trở lại trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng được xác định bằng đầu cảm biến (Capacitive sensor) khi nó chỉ vạch số “0”. Đồng thời lúc ấy người ta xác định mức chất lỏng của bình chứa cấp cho đối trọng.

Khi vận hành động cơ và tiến hành đo đạc mức nhiên liệu trong két thí nghiệm giảm xuống, đồng thời để cân bằng đòn gánh thì mức chất lỏng trong đối trọng cũng giảm theo. Lượng chất lỏng giảm đi ấy được trở về bình chứa. Tùy thuộc vào mức chất lỏng của bình chứa và đồng hồ bấm giây ta xác định được mức tiêu hao nhiên liệu. thông qua thể tích chất lỏng của đối trọng dư ra sau khi thí nghiệm ở chế độ tương ứng.

Do chất lỏng cấp cho đối trọng có tính ổn định vì không tham gia trao đổi nhiệt nên không chịu tác động của nhiệt độ , đồng thời đã biết khối lượng riêng của nó nên ta hoàn toàn xác định được khối lượng nhiên liệu tiêu thụ.

Ưu nhược điểm : Ưu điểm:

• Độ chính xác cao hơn các phương pháp trước đó. • Khả năng tự động hóa cao.

Nhược điểm:

• Khó chế tạo do kết cấu của thiết bị có nhiều chi tiết phức tạp, do đó nếu mua thì giá thành thiết bị cao.

• Do độ chính xác cao nên đòi hỏi quá trình đo đạc phải cẩn thận.

• Vẫn phải sử dụng đồng hồ và đo thời gian bằng phương pháp thủ công dẫn đến nhiều sai lệch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ đo chi phí nhiên liệu điều khiển điện tử cho phòng thí nghiệm Bộ môn Động lực (Trang 33 - 35)