So sánh các thuật toán RED

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kĩ thuật quản lý hàng đợi trong mạng IP (Trang 95 - 98)

Chỉ so sánh RED và ARED để thấy được ưu điểm của ARED so với RED

Thuật toán ARED là phiên bản tiếp theo của RED do đó ARED khắc phục được mặt hạn chế của RED :

 RED quản lý hàng đợi dựa trên kích trước trung bình của hàng đợi nên

kích thước trung bình hàng đợi thay đổi theo các mức tắc nghẽn và quá trình thiết lập

các tham số. Điều này được thể hiện bằng việc khi tắc nghẽn xảy ra nhẹ hay maxp cao

thì kích thước hàng đợi gần tới giá trị minth . Khi tắc nghẽn trong mạng nặng hay kích

thước hàng đợi trung bình bằng hoặc lớn hơn maxth . Kết quả trễ hàng đợi trong thuật

toán RED phụ thuộc vào tải lưu lượng và các tham số, do đó mà trễ hàng đợi không thể đoán trước.

 Một nhược điểm nữa của RED là khả năng thông qua trong thuật toán này

cũng phụ thuộc nhiều vào tải lưu lượng và các tham số.

Do thuật toán ARED quản lý kích thước trung bình của hàng đợi dựa trên việc tương thích giá trị maxp sao cho kích thước trung bình hàng đợi thay đổi trong khoảng minth và maxth nên khắc phục được sự phụ thuộc của trễ hàng đợi và khả năng thông qua của hàng đợi vào các tham số và tải lưu lượng.

3.5 Tổng kết chương

Chương 3 giói thiệu sơ lược về các thuật toán quản lý hàng đợi. Các thuạt toán quản lý hàng đợi bao gồm thuật toán Blue, Tail Drop, thuật toán RED. Mỗi thuật có các ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các tham số lưu lượng khác nhau nên khi sử dụng các thuật toán nên tìm hiểu kĩ về các đặc điẻm của từng loại lưu lượng để việc sử dụng đạt hiệu quả. Nhình chung các thuật toán thì thuật toán RED vẫn có ưu điểm hơn cả. Điều này được thể hiện việc thuật toán RED tính toán sự thay đổi của kích thước hàng đợi để loại bỏ gói và phát hiện tắc nghẽn. Trong thuật toán RED còn phân ra thành

nhiều thuật toán khác. Ở chương này đề cập tới một số thuật toán đó : WRED, RIO, ARED….Có sự so sánh giữa các thuật toán này để tìm ra thuật toán tối ưu nhất trong việc quản lý hàng đợi trong điều khiển tắc nghẽn

Đồ án tốt nghiệp Đại học Kết luận

Kết luận

Mục đích chính của việc phát triển và nâng cấp các cấu trúc mạng viễn thông chỉ nhằm mục đích là đơn giản việc truyền tin, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Nhiều phương pháp đưa ra nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ trong mạng. Các phương pháp quản lý hàng đợi được đưa ra tác động vào các tham số của chất lượng dịch vụ nhằm cải thiện QoS trong mạng IP là vấn đề quan trọng cần được quan tâm và nghiên cứu lâu dài. Trong đồ án này này em đã trình bày được các vấn đề sau :

 Các kiểu mô hình mạng hỗ trợ QoS trong mạng đó là mô hình mạng kiểu

dịch vụ tích hợp IntServ và mô hình mạng kiểu dịch vụ phân biệt DiffServ. Mỗi mô hình có hoạt động, ưu điểm và nhược điểm riêng chúng hỗ trợ với nhau trong việc cải thiện QoS qua mạng.

 Cấu trúc bên trong của một router. Đi sâu vào hoạt động của kiến trúc

CQS trong router

 Tìm hiểu được các phương pháp quản lý hàng đợi trong router như thuật

toán RED, Tail Drop, …và các loại hàng đợi như : WFQ, PQ, FQ…cùng các ưu điểm và nhược điểm của chúng.

Đồ án này còn có nhiều điểm hạn chế :

 Đồ án mới chỉ dừng lại tại độ tổng quan, chỉ đi vào các khái niệm cơ bản

của hàng đợi mà chưa đi sâu được vào kĩ thuật hàng đợi và thuật toán của chúng

 Mô phỏng còn quá sơ sài, chưa nêu bật được sự khác nhau và các ưu

nhược điểm của các phương pháp

 Chưa có đề xuất, giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng các

phương pháp quản lý này trong mạng viễn thông.

Nếu có thời gian em sẽ nghiên cứu kĩ hơn các ảnh hưởng của chúng tới các tham số của QoS để cải thiện chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng và đưa ra các đề xuất sử dụng tốt nhất các phương pháp này trong mạng viễn thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một lần nữa em xin chân thành cảm sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cố trong khoa Viễn Thông, đặc điệt là thầy giáo ThS Nguyễn Văn Đát đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Sinh viên thực hiện

Tài liệu tham khảo

1. TS Lê Hữu Lập, TS Hoàng Trọng Minh, Công nghệ chuyển mạch IP, Hà Nội

11/2002

2. Genville Armitage , Quality of service in IP network, 1999

3. Willyam Starling, High speed network: TCP/IP and ATM priciples, Prenti hall

1998

4. Nguyễn Quốc Cường, Internetworking with TCP/IP , Nhà xuất bản giáo dục,

2001

5. IP and ATM : current Evolution for IntServ, IC techreport-1992

6. Balaji Kumar, Broastband communication : A professional guide to ATM, Mc

Growhill, 1998

7. Một số tin tức và tài liệu tổng hợp từ Internet.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kĩ thuật quản lý hàng đợi trong mạng IP (Trang 95 - 98)