Phát hiện sớm ngẫu nhiên thích nghi ARED

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kĩ thuật quản lý hàng đợi trong mạng IP (Trang 80 - 84)

3.3.5.1 Thuật toán

Điều khiển tắc nghẽn đầu cuối được sử dụng rộng rãi trong các mạng ngày nay để ngăn chặn tắc nghẽn xảy ra. Tuy nhiên do lưu lượng đến dưới dạng bó, các router được cung cấp các bộ đệm rộng lớn một cách công bằng để thu hút các bó lưu lượng và duy trì việc sử dụng kết nối cao. Bên trong các bộ đệm lớn này có sử dụng quản lý bộ đệm loại bỏ đằng đuôi, nếu xảy ra tắc nghẽn tại các router thì các gói sẽ bị trễ hàng đợi lớn. Do đó quản lý bộ đệm loại bỏ đằng đuôi buộc mạng phải lựa chọn giữa độ sử dụng cao (yêu cầu kích thước hàng đợi lớn) hay độ trễ nhỏ (yêu cầu kích thước hàng đợi nhỏ).

Còn quản lý hàng đợi sử dụng thuật toán RED thì tích cực hơn do sử dụng quá trình loại bỏ gói ngẫu nhiên bằng việc thay đổi kích thước hàng đợi trung bình. Mục tiêu chính của RED là phối hợp giữa trung bình hoá chiều dài của hàng đợi (cung cấp lưu lượng dạng bó) và thông báo tắc nghẽn sớm (giảm kích thước hàng đợi trung bình) để đạt được trễ hàng đợi trung bình thấp và độ thông qua cao.

Tuy nhiên RED lại có mặt hạn chế: kích thước hàng đợi trung bình thay đổi theo mức tắc nghẽn và các thiết lập tham số. Về cơ bản RED yêu cầu điều chỉnh các tham số để hoạt động hiệu quả thì nó phải loại bỏ đủ các gói để đạt được mục đích. Thật không thích hợp là việc thiết lập các tham số phụ thuộc vào tính tự nhiên và dạng bó của lưu lượng truyền qua hàng đợi trên cơ sở RED. Ta thấy khi kết nối xảy ra tức nghẽn nhẹ hay giá trị maxp cao thì kích thước hàng đợi trung bình sẽ gần giá trị minth, còn khi kết nối bị tắc nghẽn nặng, hay giá trị maxp thấp thì kích thước trung bình hàng đợi gần bằng hoặc lớn hơn maxth. Kết quả là trễ hàng đợi hàng đợi trung bình rất nhạy với tải lưu lượng và tham số do đó không thể dự đoán truớc được. Thêm vào đó độ thông qua trong RED cũng nhạy với tải lưu lượng và tham số. RED thường không hoạt động tốt khi kích thước hàng đợi trung bình vượt quá giá trị maxth, khi vượt quá giá trị này thì khả năng thông qua giảm còn tốc độ loại bỏ gói tin tăng. Giải pháp đưa ra cho vấn đề trên là tìm ra một thuật toán kế thừa được các ưu điểm của thuật toán RED đồng thời hạn chế được nhược điểm của nó. Thuật toán ARED (Adaptive RED-RED thích nghi) là phần mở

Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3: Quản lý hàng đợi và các thuật toán

rộng của thuật toán RED. ARED về cơ bản vẫn dựa trên thuật toán RED nhưng chỉ

chỉnh sửa tham số maxp để giữ cho kích thước hàng đợi trung bình luôn nằm trong

khoảng minth và maxth. Thêm vào thuật toán ARED tự động thiết lập các tham số khác

của RED, nó có thể tối thiểu hoá khả năng kích thước hàng đợi trung bình vượt quá giá trị maxth do đó hạn chế khả năng mất gói và sự dao động trong trễ hàng đợi.

Các trọng số dùng để đánh giá ARED

Mục đích thứ cấp của RED nói riêng hay của quản lý hàng đợi nói chung là để cung cấp trễ hàng đợi trung bình thấp và độ thông qua cao. Do đó để định giá ARED thì ta sử dụng các trọng số của trễ hàng đợi trung bình và độ thông qua. Mục đích nữa của ARED là giới hạn số lượng các gói bị loại bỏ và tốc độ đánh dấu. Tất cả các trọng số được xây dựng trên cơ sở router. Trong khi các trọng số người sử dụng đầu cuối như: thời gian chuyển file, hay độ trễ trên gói là các kết quả đo quan trọng có hiệu quả với thuật toán thì các trọng số người sử dụng đầu cuối cho thuật toán ARED có thể dễ dàng nhận được từ các trọng số trên cơ sở router

Hoạt động của thuật toán ARED

ARED thích ứng giá trị maxp để giữ cho kích thước hàng đợi trung bình nằm

trong khoảng giá trị minth và maxth. Để đạt được điều này có 4 cách:

• Maxp được thích ứng không chỉ giữ cho kích thước hàng đợi trung bình nằm

giữa hai giá trị minth và maxth mà còn giữ cho kích thước hàng đợi trung bình nằm trong một giải cho phép trong khoảng minth và maxth.

• Maxp thích nghi chậm, thời gian vượt quá được chia lớn hơn thời gian roundtrip và trong những bước nhỏ.

• Giá trị maxp được duy trì trong khoảng [0.01 ; 0.5]

Hình 3.13 : Phát hiện sớm ngẫu nhiên thay đổi thích ứng với maxp thay đổi

0 Minth Maxtth 100% 1 maxp maxp Curve for Aggressive traffic Curve for Light traffic Average occupancy D ro p P ro ba bi lit y

• Thay cho việc tăng theo cấp số nhân và giảm giá trị maxp ta thực hiện chế độ giảm theo cấp số nhân và tăng theo cấp số cộng (AIMD).

Thuật toán ARED:

Every interval seconds:

If (avg > target and maxp ≤ 0.5) Tăng giá trị maxp

maxp ← maxp + α;

else if (avg < target and maxp ≥ 0.01) giảm maxp ;

maxp ←maxp * β ;

Các biến :

avg : kích thước hàng đợi trung bình Các tham số cố định :

interval : khoảng thời gian khoảng 0,5 s

target : giá trị mong đợi cho avg nằm trong khoảng

[minth + 0.4 * (maxth - minth) ; minth + 0.6 * (maxth - minth)] α : nhân tố tăng ; min (0.01 ; maxp/4)

β : nhân tố giảm ; 0.9

Chính sách tương thích giá trị maxp cho phép giá trị xác suất loại bỏ gói

Đáp ứng được với sự thay đổi của kích thước hàng đợi trung bình để có thể

chiếm ưu thế trong các khoảng thời gian nhỏ. Việc thích ứng chậm giá trị maxp, ARED

đưa ra hiệu quả sử dụng cao trong một dải rộng các môi trường.

Thuật toán ARED trong hình trên sử dụng AIMD tương thích maxp. Ngoài cách

này ra còn có một cách điều khiển tuyến tính khác là MIDC (tăng theo cấp số nhân, giảm theo cấp số nhân) cũng được yêu cầu để quản lý hàng đợi.

3.3.5.2 Các tham số của ARED a. Giá trị maxp

Giới hạn trên của giá trị maxp=0.5 có thể được chỉnh sửa theo cách:

Cố gắng tối ưu RED để tốc độ loại bỏ gói tin <50%. Hơn nữa khi tốc độ loại bỏ gói tăng từ maxp→ 1 khi kích thước hàng đợi thay đổi từ giá trị maxp->2maxp. Còn khi tốc độ loại bỏ gói giảm từ 1→ maxp khi kích thước hàng đợi thay đổi từ minth→ maxth. Do đó với giá trị Maxp được thiết lập tới giá trị 0.5 thì xác suất loại bỏ các gói thay đổi

Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3: Quản lý hàng đợi và các thuật toán

từ 0→ 1 khi kích thước hàng đợi thay đổi từ Minth→ 2Maxth. Điều này giúp cho hiệu năng truyền lớn ngay cả khi tốc độ loại bỏ gói vượt quá 50%.

b. Tham số α, β

Có ít nhất 0.49/α khoảng giành cho giá trị maxp để tăng từ 0.01→ 0.5 (với tham số đưa ra là 24.5s). Tương tự có ít nhất log0.02/logβ khoảng cho giá trị maxp để giảm từ 0.5→ 0.01(với tham số là 20.1s). Khi xét đến giá trị α, β yêu cầu đặt ra là ngay cả khi hoạt động dưới điều kiện bình thường thì bất kì một chỉnh sửa đơn nào của giá trị maxp

cũng không ảnh hưởng tới sự thay đổi của kích thước hàng đợi trung bình

Khi giá trị maxp được thích ứng với xác suất loại bỏ gói trạng thái ổn định p cũng được duy trì và kích thước hàng đợi trung bình dịch chuyển đơn giản để phù hợp với giá trị maxp mới. Do đó p < maxp khi maxp tăng bởi α, và giá trị hàng đợi trung bình có thể giảm từ giá trị minth +

p

p

max (maxth - minth) tới minth + +α

p

p

max (maxth - minth) Nó là sự giảm của giá trị:

α+α

p

max +

p

p

max (maxth - minth)

Giá trị maxp nhỏ hơn 0.2(maxth- minth), do đó kích thước hàng đợi trung bình

không phụ thuộc vào giá trị maxp và để tránh hiện tượng kích thước hàng đợi giảm đột

ngột từ giá trị biên trên xuống giá trị biên dưới. Tham số α, β phải thoả mãn: α+α

p

max ≤ 0.2 với α < 0.25 maxp

Tương tự có thể kiểm tra việc giảm maxp theo cấp số nhân để không gây ra hiện tượng kích thước hàng đợi trung bình tăng từ giá trị biên giới tới giá trị biên trên. Phân tích tương tự như α: pββ p max ) 1 ( −

(maxth - minth) < 0.2(maxth - minth) Chọn β: 1−ββ ≤ 0.2 ; β > 0.83

c. Thiết lập các tham số maxth và wq

ARED loại bỏ sự phụ thuộc của RED vào tham số maxp và một số tham số khác

thì ta có thể tự động thiết lập tham số maxth,wq. Giá trị Maxp sẽ được tự động thiết lập từ giá trị 3minth. Trong trường hợp này thì kích thước hàng đợi trung bình tập trung xung quanh giá trị 2minth do đó nó chỉ chịu ảnh hưởng của tham số minth của RED.

Tham số wq: nếu kích thước hàng đợi trung bình thay đổi từ giá trị này sang giá trị khác thì số lượng các gói đến là -1/ln(1-wq). Giá trị này được gọi là “hằng số thời

gian”. Nó được chỉ định trong các gói đến để đánh giá kích thước hàng đợi trung bình, nhưng bản thân nó lại không mang tính chất thời gian. Các kết nối có tốc độ cao hơn yêu cầu giá trị wq nhỏ hơn, do đó “hằng số thời gian” được duy trì theo trật tự của RRT.

wq được thiết lập tự động là 1s (tương đương với 10 RTT) để đánh giá kích thước hàng

đợi trung bình. Giả sử rằng RTT mặc định là 100ms thì wq được thiết lập: wq = 1- exp(-1/C)

C : là khả năng kết nối các gói trên 1s, được tính bắng số các gói trên một kích thước mặc định đã được chỉ ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kĩ thuật quản lý hàng đợi trong mạng IP (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w