Trường chuyển mạch TST bao gồm một khối chuyển mạch không gian có kích thước (n x n) và 2 khối chuyển mạch thời gian ở đầu vào và đầu ra.
Chương 1: Tìm hiểu chuyển mạch trong tổng đài 18
Mỗi khối chuyển mạch thời gian có n bộ chuyển mạch. Mỗi bộ chuyển mạch
có m khe thời gian, mỗi khe đều có 1 ô nhớ trong bộ nhớ tiếng nói và 1 ô nhớ
trong bộ nhớ điều khiển.
Ở tổng đài nội hạt, các tầng chuyển mạch trong các tuyến PCM thường có cấu
trúc “gập”- đầu ra nối với đầu vào. Ở tổng đài chuyển tiếp, trường chuyển mạch
không “gập”. Còn các tổng đài điện tử ngày nay có cấu trúc cho cả nội hạt và chuyển tiếp nên trường chuyển mạch có “gập” và không “gập”.
Hình 1.9. Trường chuyển mạch TST
Khối chuyển mạch không gian sử dụng ma trận 4 x 4; phần chuyển mạch thời gian đầu vào có 4 chuyển mạch thời gian IT0 -> IT3; còn đầu ra sử dụng OT0 ->
OT3. Trong trường chuyển mạch loại này thường sử dụng các khe thời gian của
tuyến PCM trung gian. Số lượng khe thời gian của các tuyến PCM trung gian bằng
số lượng khe thời gian của các tuyến PCM vào. Như vậy, từ các ITi nối tới “S” và từ “S” tới OTi đều bằng các tuyến PCM trung gian.
Chương 1: Tìm hiểu chuyển mạch trong tổng đài 19
Giả sử thuê bao chủ gọi được phân phối khe thời gian TS4 của PCMi0, và thuê bao bị gọi được phân phối cho khe thời gian TS6 của PCMi3. Trong quá trình chuyển mạch qua các bộ chuyển mạch thời gian để chuyển tiếp tới bộ chuyển
mạch không gian và ngược lại thường dùng các khe thời gian trung gian.
Giả sử:
- TS10: khe thời gian trung gian cho hướng từ chủ gọi đến bị gọi.
- TS11: khe thời gian trung gian cho hướng từ bị gọi đến chủ gọi.
Quá trình chuyển mạch được thực hiện như sau:
Từ khe thời gian TS4/PCMi0 qua IT0 nó được chỉ đến khe thời gian
TS10/PCM trung gian 0. Qua chuyển mạch không gian, PCM “0” được nối tới PCM3, nhưng đầu vào OT3 vẫn giữ nguyên tại TS10. Khi qua chuyển mạch thời
gian OT3 tin ở TS10 được chuyển tới khe thời gian TS6 của tuyến PCMo3 được đưa tới phía thu của khối tập trung thuê bao về thuê bao bị gọi.
Để đấu nối tuyến truyền tiếng nói của thuêu bao bị gọi tới thuê bao chủ gọi
thì cần thiết phải chuyển khe thời gian TS6 của tuyên PCMi3 dành cho thuê bao bị
gọi tới khe thời gian TS4 của PCMo “0” dành cho thuê bao chủ gọi.
Quá trình đấu nối trước hết thực hiện qua IT3 tới khe thời gian TS11 của PCM trung gian thứ 3, qua chuyển mạch không gian nó được chuyển tới đầu vào của PCM trung gian 0 (OT0) nhưng vẫn là TS11. Qua OT0 nó được chuyển tin
vào TS4 của PCMo “0”, và mẫu tiếng nói tại đây được thuê bao chủ gọi tiếp nhận.
IT làm việc theo nguyên lý chuyển mạch đầu ra.
OT làm việc theo nguyên lý chuyển mạch đầu vào.
Nếu hướng A-B chọn khe thời gian trung gian là i, thì hướng B-A chọn khe
thời gian trung là đối xứng (n/2) + i.
Thí dụ: Hệ 32 khe thời gian sẽ có:
Chương 2: Tìm hiểu ngôn ngữ VHDL 20
CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU VỀ NGÔN NGỮ VHDL
2.1. Giới thiệu về VHDL
VHDL là ngôn ngữ mô tả phần cứng cho các mạch tích hợp tốc độ rất cao, là một loại ngôn ngữ mô tả phần cứng được phát triển dùng cho trương trình VHSIC( Very High Speed Itergrated Circuit) của bộ quốc phòng Mỹ. Mục tiêu của việc
phát triển VHDL là có được một ngôn ngữ mô phỏng phần cứng tiêu chuẩn và thống nhất cho phép thử nghiệm các hệ thống số nhanh hơn cũng như cho phép dễ dàng đưa các hệ thống đó vào ứng dụng trong thực tế. Ngôn ngữ VHDL được ba
công ty Intermetics, IBM và Texas Instruments bắt đầu nghiên cứu phát triển vào
tháng 7 năm 1983. Phiên bản đầu tiên được công bố vào tháng 8-1985. Sau đó VHDL được đề xuất để tổ chức IEEE xem xét thành một tiêu chuẩn chung. Năm 1987 đ. đưa ra tiêu chuẩn về VHDL( tiêu chuẩn IEEE-1076-1987).
VHDL được phát triển để giải quyết các khó khăn trong việc phát triển, thay
đổi và lập tài liệu cho các hệ thống số. VHDL là một ngôn ngữ độc lập không gắn
với bất kỳ một phương pháp thiết kế, một bộ mô tả hay công nghệ phần cứng nào.
Người thiết kế có thể tự do lựa chọn công nghệ, phương pháp thiết kế trong khi chỉ
sử dụng một ngôn ngữ duy nhất. Và khi đem so sánh với các ngôn ngữ mô phỏng
phần cứng khác ta thấy VHDL có một số ưu điểm hơn hẳn là: - Thứ nhất là tính công cộng:
VHDL được phát triển dưới sự bảo trợ của chính phủ Mỹ và hiện nay là một
tiêu chuẩn của IEEE. VHDL được sự hỗ trợ của nhiều nhà sản xuất thiết bị cũng như nhiều nhà cung cấp công cụ thiết kế mô phỏng hệ thống.
- Thứ hai là khả năng được hỗ trợ bởi nhiều công nghệ và nhiều phương pháp thiết kế:
VHDL cho phép thiết kế bằng nhiều phương pháp ví dụ phương pháp thiết kế từ
trên xuống, hay từ dưới lên dựa vào các thư viện sẵn có. VHDL cũng hỗ trợ cho
nhiều loại công cụ xây dựng mạch như sử dụng công nghệ đồng bộ hay không
đồng bộ, sử dụng ma trận lập trình được hay sử dụng mảng ngẫu nhiên. - Thứ ba là tính độc lập với công nghệ:
Chương 2: Tìm hiểu ngôn ngữ VHDL 21
VHDL hoàn toàn độc lập với công nghệ chế tạo phần cứng. Một mô tả hệ thống
dùng VHDL thiết kế ở mức cổng có thể được chuyển thành các bản tổng hợp
mạch khác nhau tuỳ thuộc công nghệ chế tạo phần cứng mới ra đời nó có thể được
áp dụng ngay cho các hệ thống đã thiết kế.
- Thứ tư là khả năng mô tả mở rộng:
VHDL cho phép mô tả hoạt động của phần cứng từ mức hệ thống số cho đến
mức cổng. VHDL có khả năng mô tả hoạt động của hệ thống trên nhiều mức nhưng chỉ sử dụng một cú pháp chặt chẽ thống nhất cho mọi mức. Như thế ta có
thể mô phỏng một bản thiết kế bao gồm cả các hệ con được mô tả chi tiết.
- Thứ năm là khả năng trao đổi kết quả:
Vì VHDL là một tiêu chuẩn được chấp nhận, nên một mô hình VHDL có thể
chạy trên mọi bộ mô tả đáp ứng được tiêu chuẩn VHDL. Các kết quả mô tả hệ
thống có thể được trao đổi giữa các nhà thiết kế sử dụng công cụ thiết kế khác
nhau nhưng cùng tuân theo tiêu chuẩn VHDL. Cũng như một nhóm thiết kế có thể trao đổi mô tả mức cao của các hệ thống con trong một hệ thống lớn (trong đó các
hệ con đó được thiết kế độc lập).
- Thứ sáu là khả năng hỗ trợ thiết kế mức lớn và khả năng sử dụng lại các thiết kế:
VHDL được phát triển như một ngôn ngữ lập trình bậc cao, vì vậy nó có thể được sử dụng để thiết kế một hệ thống lớn với sự tham gia của một nhóm nhiều người. Bên trong ngôn ngữ VHDL có nhiều tính năng hỗ trợ việc quản lý, thử
nghiệm và chia sẻ thiết kế. Và nó cũng cho phép dùng lại các phần đã có sẵn.