Khái niệm chung

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VHDL XÂY DỰNG CHUYỂN MẠCH KHÔNG GIAN ĐƠN GIẢN (Trang 26 - 27)

Khối chuyển mạch khe thời gian được thực hiện chuyển đổi khe thời gian sao cho mỗi khe mỗi khe thời gian đầu vào tiếp cận được bất kỳ khe thời gian nào đó ở đầu ra. Để làm nhiệm vụ đó bộ chuyển mạch thời gian cần phải có chức năng lưu trữ và phân phối tin cho các khe thời gian. Muốn vậy nó phải được cấu trúc từ

2 bộ nhớ:

- Bộ nhớ tiếng nói: Dùng để ghi tất cả các bit tin của một khe thời gian đó

của PCMi, và đọc các tin đó vào một khe thời gian cần thiết của PCMo.

- Bộ nhớ điều khiển: Điều khiển quá trình ghi và đọc phù hợp với khe thời

gian cần chuyển đổi. Để hoàn thành được nhiệm vụ trên thì mỗi bộ nhớ phải có số lượng ô nhớ bằng số lương khe thời gian của mỗi tuyến PCMi. Do vậy luôn luôn

có một bộ nhớ trong bộ nhớ tiếng nói và một ô nhớ trong bộ nhớ điều khiển dành cho một khe thời gian đầu vào và đầu ra. Trong bất kỳ thời gian nào khi mà khe thời gian ra (đích) rỗi thì luôn luôn có logic để đấu nối giữa đầu vào với đầu ra và

như vậy ta thấy trường chuyển mạch có tính chất tiếp thông hoàn toàn.

Việc đọc và ghi tin từ các mẫu tin trong khe thời gian đầu vào và đưa vào

bộ nhớ tiếng nói nào và đọc nó vào khe thời gian nào ở PCMo là tuỳ thuộc vào nguyên tắc điều khiển, tức là nguyên tắc dựa vào địa chỉ trong các bộ nhớ điều

khiển dưới sự giám sát và điều khiển của bộ nhớ trung tâm. Mô hình chung được

mô tả ở hình 1.6.

Chương 1: Tìm hiểu chuyển mạch trong tổng đài 14

Hình 1.6b. Mô hình chuyển mạch thời gian

Có 2 loại trường chuyển mạch thời gian được sử dụng rộng rãi:  Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào.

 Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VHDL XÂY DỰNG CHUYỂN MẠCH KHÔNG GIAN ĐƠN GIẢN (Trang 26 - 27)