KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN MPLS VÀ ĐỀ XUẤT CÁC KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG TRONG MẠNG THẾ HỆ SAU NGN CỦA TỔNG CÔNG TY (Trang 111 - 114)

d Các vấn đề kỹ thuật cần giải quyết

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sự phát triển và hội tụ thoại -số liệu là xu thế không thể cưỡng lại được trong viễn thông, công nghệ thông tin ngày nay. Có rất nhiều lý do để các nhà khai thác viễn thông độc quyền trước đây và hiện nay phải lo ngại trứoc sự phát triển rất nhanh của Internet, của các nhà khai thác thế hệ mới. Đứng trước những thách thức chung như vậy và triển vọng phát triển khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ chính thức được phê chuẩn, Tổng công ty BCVT Việt nam là nhà khai thác viễn thông truyền thống đã có kế hoạch phát triển mạng của mình, chuyển dần sang mạng thế hệ mới NGN.

Về nguyên tắc có thể định nghĩa mạng thế hệ mới NGN như sau: " Mạng

viễn thông thế hệ sau là một mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ gói để có thể triển khai nhanh chóng các loại hình dịch vụ khác nhau dựa trên sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động." Quá trình chuyển đổi lên NGN là một giai đoạn tương đối dài đòi hỏi có sự thay đổi không chỉ về mặt công nghệ (chuyển tải, điều khiển) mà còn có sự thay đổi về cơ bản trong tổ chức mạng, trong quản lý và trong bản thân cách điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với xu thế hiện nay, việc chuyển đổi là tất yếu và cần thực hiện một cách có cơ sở khoa học, đảm bảo yếu tố cạnh tranh với những nhà khai thác tiềm năng trong tương lai.

Đề tài "Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS (Multiprotocol Label Switching) và đề xuất các kiến nghị áp dụng công nghệ MPLS trong mạng thế hệ sau (NGN) của Tổng công ty" với mục tiêu làm sáng tỏ khả năng triển khai cũng như các phương án triển khai công nghệ MPLS trong mạng thế hệ mới của Tổng công ty. Sau thời gian nghiên cứu và phân tích nhóm chủ trì đề tài về cơ bản đã hàon thành nội dung đề ra.

Các nội dung đề cập trong báo cáo là những cơ sở để đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ MPLS trong mạng thế hệ sau của Tổng công ty. Nhóm thực hiện đề tài đã đề xuất 3 giải pháp cơ bản cho giai đoạn đến 2010 theo định hướng tổ chức mạng của VNPT. Các giải pháp đã được phân tích trên cơ sở cấu

trúc tổng đài đa dịch vụ của MSF, một mô hình được hầu hết các nhà cung cấp thiết bị cho mạng thế hệ sau hỗ trợ.

Với quan điểm phân tách lớp điều khiển khỏi chức năng truyền tải (chuyển mạch, truyền dẫn), mô hình tổng đài đa dịch vụ MSF bảo đảm khả năng điều khiển tập trung theo nguyên tắc softswitch cho các tổng đài cấp đường trục hay cấp vùng trong mạng thế hệ sau NGN. Như vậy vấn đề triển khai MPLS ở mức nào hay cấp nào chủ yếu liên quan đến lớp điều khiển mà ít ảnh hưởng đến cấu trúc mạng nói chung.

Theo những phân tích và đánh giá của đề tài, giải pháp số 1 hiện nay là hợp lý nhất đối với mạng VNPT. Những nhược điểm của giải pháp này về cơ bản là những vấn đề kỹ thuật cần lưu ý đặc biệt khi mạng MPLS thực hiện chức năng chuyển tiếp lưu lượng thoại PSTN. Việc chín muồi của công nghệ nói chung đều là nhược điểm của các giải pháp đưa ra, tuy nhiên chính điều này đôi khi lại là ưu điểm khi lựa chọn triển khai vì nếu xem xét trên khía cạnh kỹ thuật ngay cả trong trường hợp MPLS bị thất bại thì chi phí để sửa đổi cũng sẽ không cao (do chỉ cần thay đổi phần mềm trong các nút điều khiển).

Những kiến nghị chính mà đề tài nêu ra như sau:

 Có thể khẳng định tính ưu việt mà công nghệ MPLS đưa lại so với ATM hay IP.

 Đây hiện đang là giải pháp được nhiều hãng cung cấp thiết bị lựa chọn cho mạng thế hệ sau.

 Các sản phẩm hỗ trợ MPLS (tổng đài, router) đều hỗ trợ ATM trên chính ngay cổng MPLS đó, việc thay đổi giao thức MPLS hay ATM được thực hiện thông qua lệnh điều khiển.

 Nên áp dụng mô hình tổ chức tổng đài đa dịch vụ của MSF để đảm bảo việc điều khiển các thiết bị chuyển mạch bằng các thiết bị điều khiển softswitch.

 Thực hiện báo hiệu Megaco/H.248 để thiết lập các kết nối cho các phiên LDP của mạng MPLS.

 Sử dụng 2 giao thức chính của MPLS đó là LDP và CR-LDP trong điều khiển phân phối nhãn của mạng MPLS.

 Đối với mạng của Tổng công ty việc triển khai MPLS nên thực hiện như sau:

Giai đoạn 2001-2003:

 Triển khai MPLS tại 3 tổng đài core của Hà nội, Đà nẵng và T.p Hồ Chí Minh. Tất cả các trung kế của tổng đài này đều sử dsụng MPLS.

 Tại 11 tỉnh thành phố trọng điểm bao gồm: Hà nội, T.p Hồ Chí Minh, Hải phòng, Quảng ninh, Huế, Đà nẵng, Khánh hoà, Bà rịa-Vũng tàu, Đồng nai, Cần thơ, Bình dương trang bị các nút ghép luồng trung kế TGW và các tổng đài đa dịch vụ ATM+IP có hỗ trợ cổng MPLS.

 Các nút truy nhập NGN tại 11 tỉnh thành phố nêu trên nếu được trang bị sẽ kết nối vào mạng MPLS thông qua các tổng đài đa dịch vụ ATM+IP tại các địa phương đó.

 Chức năng điều khiển các thủ tục MPLS được thiết lập trong 2 trung tâm điều khiển đặt tại Hà nội và T.p Hồ Chí Minh

Giai đoạn 2004-2005:

 Tăng thêm 2 tổng đài MPLS tại 2 vùng lưu lượng mới xuất hiện, hình thành hoàn chỉnh 2 mặt chuyển tải MPLS (A và B).

 Bổ sung nút điều khiển tại Đà năng, tạo 3 vùng điều khiển riêng biệt

 Không mở rộng phạm vi mạng MPLS xuống cấp vùng.

Giai đoạn 2006-2010:

 Hoàn chỉnh nút điều khiển (5 vùng điều khiển)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN MPLS VÀ ĐỀ XUẤT CÁC KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG TRONG MẠNG THẾ HỆ SAU NGN CỦA TỔNG CÔNG TY (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w