Cập nhật định tuyến động và các ản tin ICMP

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN MPLS VÀ ĐỀ XUẤT CÁC KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG TRONG MẠNG THẾ HỆ SAU NGN CỦA TỔNG CÔNG TY (Trang 95 - 99)

Sau đây chúng ta sẽ mô tả bản chất của quá trình cập nhật động các thông tin định tuyến và xử lý các bản tin ICMP. Định tuyến động thường được sử dụng để thiết lập các kết nối trong mạng IP. Định tuyến động cũng được sử dụng để duy trì kết nối hiện có khi cấu trúc mạng thay đổi. Trong trường hợp này định tuyến động mà chúng ta đề cập đến là định tuyến IGP (Interior Gateway Protocol) hoặc định tuyến EGP (Exterior Gateway Protocol). Các bản tin ICMP thường được sử dụng để chuẩn đoán các lỗi mạng.

 Một gói tin dành cho IP Router đến cổng vật lý của IP Router.

 Lớp 1 và lớp 2 của cổng vật lý lối vào được kết thúc bởi LPF.

 Lớp 3 của chức năng cổng logic LPF lối vào sẽ so sánh địa chỉ IP của gói tin với địa chỉ IP của Router.

 Nhãn của cỗng ảo lối ra chỉ đến thiết bị điều khiển Router vật lý được truyền tới VSF trong các gói tin IP. VSF sử dụng nhãn cổng ảo này để truyền các gói tin IP đến chức năng cổng logic LPF trên các cổng vật lý kết nối với thiết bị điều khiển Router vật lý. Lớp 2 sẽ thực hiện các chuyển đổi cần thiết để truyền các gói tin tới các chức năng tương ứng được xác định trong phần quản lý.

 LPF trong thiết bị chuyển tiếp Router vật lý là điểm khởi đầu của lớp 1 và lớp 2 của cổng vật lý lối ra.

 Chức năng cổng logic lối vào của thiết bị điều khiển Router vật lý là điềm kết thúc của các lớp từ 1 đến 4 của các gói tin đến để xác định chức năng bên trong nào sẽ nhận gói tin đó. Trong mô hình vật lý này, thiết bị điều khiển Router vật lý sẽ thực hiện chức năng xử lý thông tin định tuyến cũng như các thông tin hỗ trợ khác.

 NSICF hoặc BCF sẽ dịch các thông tin cập nhật định tuyến hoặc các bản tin ICMP. Quá trình này sẽ sửa đổi thông tin chuyển tiếp của thiết bị chuyển tiếp Router vật lý hoặc đáp ứng lại bản tin ICMP.

 Trong trường hợp sửa đổi bảng chuyển tiếp trong nội bộ mạng, BCF thông qua VSCF chỉ thị cho LPF sửa đổi bảng chuyển đổi từ địa chỉ IP thành nhãn cổng ảo và địa chỉ IP của nút mạng tiếp theo có chứa trong bảng chuyển tiếp tương ứng với sự thay đổi trạng thái của mạng.

 Trong trường hợp sửa đổi bảng chuyển tiếp giữa các mạng, NSICF chỉ thị cho BCF tương ứng với LPF sửa đổi bảng chuyển đổi từ địa chỉ IP bên ngoài thành địa chỉ mạng IP lối ra. Hoạt động này được thực hiện thông qua điểm tham chiếu bc.

 Chức năng NSICF và BC thực hiện chức năng cập nhật bảng định tuyến động cho LPF thông qua điểm tham chiếu ia và ic. Chức năng này được thực hiện bằng cách gán nhãn cổng ảo cho gói tin và chỉ dẫn chuyển tiếp gói tin tương ứng. Trong một số trường hợp các thông tin lớp 2 sẽ được cung cấp, trong một vài trường hợp khác thì chỉ có các thông tin lớp 3 mới được cung cấp trong gói tin.

.1.3.. Khuyến nghị ứng dụng MPLS trong mạng viễn thông của VNPT

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên thông tin mới bắt nguồn từ công nghệ, đa phương tiện, những biến động xã hội, toàn cầu hoá trong kinh doanh và giải trí, phát triển ngày càng nhiều khách hàng sử dụng phương tiện điện tử. Biểu hiện đầu tiên của xa lộ thông tin là Internet, sự phát triển của nó là minh hoạ sinh động cho những động thái hướng tới xã hội thông tin.

Việc chuyển đổi từ công nghệ tương tự sang công nghệ số đã đem lại sức sống mới cho mạng viễn thông. Tuy nhiên, những loại hình dịch vụ trên luôn đòi

hỏi nhà khai thác phải đầu tư nghiên cứu những công nghệ viễn thông mới ở cả lĩnh vực mạng và chế tạo thiết bị. Cấu hình mạng hợp lí và sử dụng các công nghệ chuyển giao thông tin tiên tiến là thử thách đối với nhà khai thác cũng như sản xuất thiết bị.

Có thể khẳng định giai đoạn hiện nay là giai đoạn chuyển dịch giữa công nghệ thế hệ cũ (chuyển mạch kênh) sang dần công nghệ thế hệ mới (chuyển mạch gói), điều đó không chỉ diễn ra trong hạ tầng cơ sở thông tin mà còn diễn ra trong các công ty khai thác dịch vụ, trong cách tiếp cận của các nhà khai thác thế hệ mới khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Các hãng cung cấp thiết bị và các nhà khai thác trên thế giới đã đưa ra một nguyên tắc tổ chức mới cho mạng viễn thông trong giai đoạn tới đây được gọi là mạng thế hệ sau NGN. Cấu trúc mạng thế hệ sau được phân thành 3 lớp cơ bản sau:

 Lớp điều khiển kết nối và dịch vụ

 Lớp truyền tải

 Lớp truy nhập

 Lớp quản lý được coi như một mảng theo phương nằm ngang quản lý các lớp chức năng trên.

Việc tổ chức phân lớp chức năng của mạng này đảm bảo cho khả năng triển khai công nghệ và thiết bị một cách tối ưu tại nhiều địa điểm,trong từng lớp và trong từng thời điểm hợp lý.

Theo những phân tích trong phần mô hình tổng đài đa dịch vụ của MSF và cấu trúc hệ thống điều khiển softswitch ứng dụng trên mạng có thể đưa ra một số giải pháp triển khai công nghệ MPLS trong mạng NGN của Tổng công ty BCVT Việt nam đến 2010 như sau:

Các giải pháp ứng dụng MPLS

Về cơ bản có thể chia thành 3 giải pháp như sau:

 Giải pháp 1: triển khai MPLS trong mạng lõi (các tổng đài chuyển tiếp vùng)

 Giải pháp 2: triển khai MPLS trong các tổng đài đa dịch vụ tại các vùng lưu lượng, mạng lõi sử dụng tổng đài ATM

 Giải pháp 3: Mạng lõi và các tổng đài đa dịch vụ sử dụng MPLS. Mỗi giải pháp đều có ưu nhược điểm sẽ được phân tích trong phần tiếp theo.

.1.3.1... Giải pháp 1: MPLS trong mạng lõi a Nội dung giải pháp

Triển khai cấu hình mạng MPLS tại lớp core của mạng thế hệ mới theo các giai đoạn phát triển trong định hướng tổ chức mạng Viễn thông của VNPT đến 2010. Các tổng đài trong lớp core của mạng thế hệ mới đã được xác định như sau:

Giai đoạn 2001-2003:

 Triển khai MPLS tại 3 tổng đài core của Hà nội, Đà nẵng và T.p Hồ Chí Minh. Tất cả các trung kế của tổng đài này đều sử dsụng MPLS. Như vậy các tổng đài này sẽ đóng vai trò LSR core.

 Tại 11 tỉnh thành phố trọng điểm bao gồm: Hà nội, T.p Hồ Chí Minh, Hải phòng, Quảng ninh, Huế, Đà nẵng, Khánh hoà, Bà rịa-Vũng tàu, Đồng nai, Cần thơ, Bình dương trang bị các nút ghép luồng trung kế TGW và các tổng đài đa dịch vụ ATM+IP có hỗ trợ cổng MPLS.

 Các nút truy nhập NGN tại 11 tỉnh thành phố nêu trên nếu được trang bị sẽ kết nối vào mạng MPLS thông qua các tổng đài đa dịch vụ ATM+IP tại các địa phương đó.

 Chức năng điều khiển các thủ tục MPLS được thiết lập trong 2 trung tâm điều khiển đặt tại Hà nội và T.p Hồ Chí Minh

Giai đoạn 2004-2005:

 Tăng thêm 2 tổng đài MPLS tại 2 vùng lưu lượng mới xuất hiện, hình thành hoàn chỉnh 2 mặt chuyển tải MPLS (A và B).

 Bổ sung nút điều khiển tại Đà năng, tạo 3 vùng điều khiển riêng biệt

Giai đoạn 2006-2010:

 Hoàn chỉnh nút điều khiển (5 vùng điều khiển)

 Không mở rộng phạm vi MPLS xuống cấp vùng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN MPLS VÀ ĐỀ XUẤT CÁC KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG TRONG MẠNG THẾ HỆ SAU NGN CỦA TỔNG CÔNG TY (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w