Giải pháp nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam và khu kinh tế mở Chu La

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai docx (Trang 69 - 72)

- Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng:

3.2.4. Giải pháp nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam và khu kinh tế mở Chu La

Quảng Nam và khu kinh tế mở Chu Lai

- Hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng:

quốc tế, thanh toán tiền gửi ở nhiều nơi, dịch vụ cho khách hàng trong và ngoài nước, nhằm khơi tăng nguồn vốn, phát triển dịch vụ ngân hàng.

Công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng làm tốt, sẽ thu hút các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư mở tài khoản tiền gửi, mở rộng thanh toán bằng séc cá nhân từ đó tăng qui mô tiền gửi thanh toán qua Ngân hàng. Đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng, thu hút được nguồn vốn ngày càng nhiều với lãi suất thấp để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế nói chung và đầu tư cho phát triển làng nghề nói riêng và mang lại hiệu quả cho ngân hàng.

Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ trong huy động vốn:

Các tổ chức tín dụng cần áp dụng công nghệ tin học vào các hoạt động ngân hàng để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới,tạo nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu của khách hàng gửi tiền thuận tiện, nhanh chóng, phù hợp với từng hình thức huy động. Thực hiện kéo dài thời gian giao dịch với khách hàng (có thể cả thứ bảy và chủ nhật). Mở thêm dịch vụ huy động tiền gửi và chi trả cho khách hàng tại nhà và tại công sở.

Mục tiêu mở rộng huy động là nhằm thu hút tối đa nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Một mặt, để tăng cường nguồn vốn tín dụng đầu tư sinh lợi, trực tiếp phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mặt khác tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Hai mặt này có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và tăng hiệu quả vận động vốn tiền tệ trên địa bàn

- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:

Để phát triển các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT, đòi hỏi phải đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ,phát triển sản phẩm dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến về nghiệp vụ bán lẽ, thanh toán và giao dịch. Không ngừng đổi mới công nghệ, trang bị thêm máy vi tính cùng các thiết bị đồng bộ, các phương tiện hiện đại như máy ATM, máy in sổ tiết kiệm... phương pháp giao dịch đảm bảo thuận tiện cho yêu cầu quản lý và phục vụ tại các đơn vị giao dịch trực tiếp với khách hàng.

ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để thanh toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Bằng cách:

Triển khai dự án lắp đặt nhiều ATM hơn để mang lại sự thuận lợi và tiện ích nhiều hơn cho khách hàng. Không nên thu khách hàng khoản phí chuyển đổi hệ thống ATM để

tạo sự tin cậy trong khách hàng.

Cung ứng đầy đủ phương tiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế và dân cư nói riêng và kinh tế nói chung. Phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý, hoà nhập với thông lệ quốc tế và làm cơ sở thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

- Đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng nguồn nhân lực:

Trong công tác nhân sự cần đặc biệt quan tâm, nhất là tuyển chọn cán bộ làm công tác tín dụng, cần tuyệt đối lựa chọn nhân viên đúng chuyên ngành đào tạo, có khả năng thực hiện tốt nghiệp vụ thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp, dự án vay vốn, có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực như: Pháp luật, ngoại ngữ, tin học.

Định kỳ hàng năm, có kế hoạch bồi dưỡng và cử nhân viên đi dự các lớp tập huấn nghiệp vụ để không ngừng nâng cao kiến thức của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng kể cả cán bộ lãnh đạo phụ trách tín dụng. Trên cơ sở đó, đánh giá, phân loại cán bộ để bố trí sắp xếp lại công việc của từng cán bộ cho phù hợp với năng lực, sở trường của từng nhân viên. Qua sự sắp xếp này, Chi nhánh thực hiện quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh

Chi nhánh kịp thời động viên cán bộ tín dụng giỏi, khuyến khích tinh thần học hỏi, nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ trong đội ngũ cán bộ, triệt để chuyển những cán bộ thiếu năng lực, thiếu đạo đức nghề nghiệp sang làm công tác khác.

Định kỳ cần hoán đổi địa bàn, doanh nghiệp phụ trách của cán bộ tín dụng, hạn chế thấp nhất những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cho vay, giúp cán bộ có điều kiện tiếp xúc với nhiều đối tượng doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, lĩnh vực hoạt động khác nhau để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn. .

Phong cách giao dịch phải được coi là một nhiệm vụ đặc biệt: Văn minh lịch sự sẽ thu hút người gửi tiền. Nhất là trong điều kiện hội nhập, tính cạnh tranh càng gay gắt thì thái độ phục vụ càng phải mềm dẻo, tận tình, lịch sự, gây ấn tượng tốt đẹp với khách hàng mới thu hút được nhiều người gửi tiền. Để phong cách giao dịch thực sự văn minh lịch sự, tổ chức tín dụng cần xây dựng quy chế giao dịch văn minh lịch sự, quỹ tiết kiệm kiểu mẫu... lấy đó làm khuôn mẫu thực hiện và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, kịp thời uốn nắn những sai lệch

Phân công, bố trí cán bộ tín dụng phụ trách theo từng loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất để tạo sự chuyên môn hoá. Xây dựng cơ chế luân chuyển để tránh sự trì trệ và đề phòng các mối quan hệ phát sinh không lành mạnh giữa cán bộ tín dụng với khách hàng. Cơ cấu cán bộ phải đảm bảo sự hợp lý về chuyên môn, kết hợp sự năng động, nhạy bén của đội ngũ cán bộ trẻ với kinh nghiệm của cán bộ lâu năm.

Sắp xếp bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm bớt các khâu trung gian nhằm làm cho các quyết định quản lý được triển khai nhanh chóng, đồng bộ.. Sử dụng đội ngũ cán bộ từ ngân hàng tỉnh đến các chi nhánh ngân hàng cơ sở hợp lý, đúng người, đúng việc, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Đồng thời tăng cường được khâu quản lý, kiểm tra giám sát, phát huy được tính tự giác, linh hoạt của mỗi cán bộ.

Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban lãnh đạo ngân hàng phải cân nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy được thế mạnh và hạn chế được nhược điểm của mỗi người. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo phải thường xuyên theo sát hoạt động của nhân viên để đánh giá về họ được chính xác. Ngoài ra, việc đề ra một chế độ đãi ngộ xứng đáng như về lương, thưởng đối với cán bộ tín dụng để động viên, khuyến khích kịp thời nhằm làm cho cán bộ, nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự cố gắng phấn đấu trong công tác nghiệp vụ của mỗi người.

- Một số giải pháp khác:

Để thực hiện tốt hoạt động tín dụng tại chi nhánh, ngoài các giải pháp trong nghiệp vụ chuyên môn công tác thi đua có vai trò quan trọng đến việc tăng năng suất lao động và chất lượng dịch vụ. Phải có chế độ đãi ngộ với nhứng cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực cho đơn vị.Thực hiện thưởng phạt công minh để công tác thi đua có tác dụng tích cực nếu không thì sẽ có tác dụng ngược lại.

Luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ viên chức như thăm hỏi, động viên đúng lúc, kịp thời trong những lúc khó khăn cũng như các ngày lễ, ngày nghỉ có ý nghĩa đối với viên chức.

Luôn quan tâm đến công tác tiếp thị, khuyến mãi đối với khách hàng trong các đợt lễ, tết, trong từng đợt huy động vốn...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai docx (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)