Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai docx (Trang 25 - 26)

- Dịch vụ Ngân hàng:

1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore

Là một đất nước nhỏ, không có tài nguyên thiên nhiên, không có thị trường nội địa, Singapore đã sớm mở cửa hội nhập với thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, nền

kinh tế của đất nước này có tốc độ phát triển đến mức cả thế giới ngạc nhiên. Với mức thu nhập bình quân đầu người năm 1959 là 400USD đã lên 22.000USD vào năm 1999. Là một nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong khu vực Đông Nam á.

Để đạt được những kết quả trên là nhờ những chính sách vĩ mô đúng đắn của nhà nước Singapore, trong đó việc thành lập các khu công nghiệp đã có vai trò quan trong trong sự phát triển của đất nước. Từ năm 1961, Chính phủ Singapore đã cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp theo quy hoạch chu đáo, trong đó khu công nghiệp Jurong được đầu tư lớn nhất. Đến năm 1997 Singapore có gần 200 công ty sản xuất của Hoa Kỳ và đã được đầu tư với trị giá đầu tư trên 200 tỷ USD.

Trong lĩnh vực Ngân hàng, Singapore chủ yếu phát triển các Ngân hàng trong nước, rất hạn chế cho các Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước mình. Tại các KCN, Chính phủ cho phép các Ngân hàng trong nước mở chi nhánh để phục vụ cho các doanh nghiệp về tín dụng, thanh toán... Tại Singapore có 3 Ngân hàng lớn đó là Oversea- Chinese Banking Corporation, United Overseas bank và Overseas Union Bank.

Để chuẩn bị cho hội nhập vào khu vực và thế giới, từ năm 1997 Nhà nước Singapore đã cho phép các Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài mở nhiều chi nhánh và đặt các máy ATM, Chính phủ cho phép và động viên các Ngân hàng thuê người nước ngoài về làm chuyên gia, làm Giám đốc điều hành các Ngân hàng để có điều kiện phục vụ tốt hơn cho các yêu cầu kinh doanh [4, tr.75 - 82].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai docx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)