Nâng cao trình độ cán bộ và sử dụng cán bộ hợp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam (Trang 51 - 53)

Yếu tố con người trong bất kỳ trường hợp nào cũng đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy, nâng cao trình độ cán bộ là cần thiết hơn khi Ngân hàng phải luôn hoạt động trong một môi trường biến động từng giờ từng phút, con người phải học hỏi không ngừng để đáp ứng được những yêu cầu đó.

Trước hết phải bố trí, sắp xếp những cán bộ đủ tiêu chuẩn đạo đức, sức khỏe, nhiệt tình với công việc, có ý thức và khả năng tiếp thu tốt những nghiệp vụ chuyên môn ngày càng cao. Một quyết định sai lầm do thiếu năng lực, hiểu biết của cán bộ tín dụng, cùng với việc thiếu sâu sát của ban lãnh đạo cũng có thể gây ra hậu quả đáng kể. Trên cơ sở tiêu chuẩn hóa tín dụng, SGD NHNo&PTNT VN cần có hướng đào tạo và tuyển chọn hợp lý.

• Đối với cán bộ hoạch định chính sách

Phải là người có trình độ nghiệp vụ về lĩnh vực Ngân hàng một cách vững vàng, có kiến thức kinh tế xã hội và pháp luật, có phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường, như vậy mới đủ khả năng xem xét nhu cầu tín dụng một cách tổng quát, chính xác từ đó đưa ra chính sách tín dụng hợp lý và có phương hướng xử lý đúng đắn.

Đặc biệt cán bộ hoạch định chính sách tín dụng phải có kiến thức marketing ngân hàng, đây là lĩnh vực mới ở nước ta song lại rất phát triển. Đây là việc cần thiết và mang tính lâu dài cho TDTDH.

• Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng

Ngoài các kiến thức về nghiệp vụ cơ bản phải giỏi thì còn cần nắm chắc pháp luật và về Ngân hàng, thấu hiểu các thể chế của ngành có khả năng phân tích đúng sai trong văn bản từ đó rút ra những gì cần làm cần tránh, có khả năng bổ sung và chỉ ra những thiếu sót của cấp dưới.

• Đối với đội ngũ cán bộ

Phải hiểu biết từng biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thẩm định khách hàng và đánh giá một dự án, một món vay, biết thu thập xử lý thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá. Thẩm định phải nắm vững chủ trương chính sách xã hội của đất nước của ngành, của địa phương có liên quan đến dự án đầu tư. Ngoài những kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc của mình thì cán bộ tín dụng cần có đức tính trung thực, có bản lĩnh và phong cách làm việc khoa học.

Để làm được điều này thì SGD nên thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng thẩm định, phân tích kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay. Ngân hàng thường xuyên cử cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng khác trong và ngoài nước trên các lĩnh vực có liên quan tới tín dụng.

Đồng thời, cần phải có sự định rõ quyền hạn và trách nhiệm cũng như chế độ khen thưởng, xử phạt cụ thể đối với cán bộ tín dụng. Điều này khuyến khích

cán bộ công nhân viên làm việc, không có tình trạng chảy máu chất xám, tình trạng làm bừa làm ẩu…

Định kỳ tổ chức hội thảo đánh giá tình trạng hoạt động tín dụng, phân tích sai sót đang vấp phải, những thành công… từ đó có sự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng để không vấp phải trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam (Trang 51 - 53)