Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam (Trang 40)

a) Những mặt còn hạn chế

Trước hết chúng ta tìm hiểu những mặt còn chưa đạt được của SGD NHNo&PTNT VN trong những năm qua là gì ? Ta thấy rằng:

Tổng dư nợ giảm mạnh qua các năm. Và dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở ngắn hạn và đối tượng thuộc khối kinh tế quốc doanh (trừ năm 2007).

Nợ quá hạn năm 2006 và 2007 phát sinh lớn. Việc này làm giảm uy tín của Ngân hàng. Từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của chính mình.

Trên đây là những mặt chung nhất của SGD trong thời gian qua. Còn vê phần TDTDH có thể nói rằng:

Thứ nhất: Doanh số cho vay trung và dài hạn có tăng trưởng nhưng vẫn

thấp hơn nhiều so với doanh số cho vay ngắn hạn.

Thứ hai: Cùng với việc tổng dư nợ giảm thì dư nợ trung dài hạn cũng

giảm xuống nhiều. Trong 3 năm, chỉ tiêu này giảm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối (tham khảo bảng 2.2). Chính điều này làm mất cân đối tỷ trọng giữa dư

nợ TDTDH và dư nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó nó còn tạo ra “ảo giác” tốt về vòng quay vốn tín dụng khi đẩy chỉ tiêu này ngày càng cao thêm.

Thứ ba: Việc doanh số thu nợ tăng lên nhanh chủ yếu do SGD đã tìm

nhiều biện pháp để đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Qua đó cho thấy trước đó Ngân hàng đầu tư vào các dự án kém chất lượng.

Thứ tư: Doanh số cho vay TDH đối với khu vực ngoài quốc doanh đến

năm 2007 vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số cho vay TDH của khu vực quốc doanh.

Thứ năm: Giống như các TCTD khác trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,

SGD cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ từ các tổ chức kinh tế, đôi khi đó cũng là những rủi ro gây ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng. Vấn đề đầu tiên trong rủi ro tín dụng của Ngân hàng được biểu hiện trực tiếp đó là nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng TDTDH. ở những nước có nền tài chính phát triển, một Ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tín dụng tốt khi có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm từ 1-2% tổng dư nợ của Ngân hàng. Trong hoạt động thanh tra, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp hơn 5% là chấp nhận được.

Trong những năm 2005, 2006, 2007 tình hình nợ quá hạn của SGD diễn ra như sau:

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn trung, dài hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Nợ quá hạn TDH 8 29 16

Dư nợ TDH 650 494 312

Tỷ lệ nợ quá hạn 1,23 5,87 5,13

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2004, 2005, 2006)

Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn vẫn cho thấy tính khả quan khi chỉ có 1,23%. Nhưng sang năm 2006 thì nó đã vượt qua ngưỡng báo động là 5,87%. Mặc dù năm 2007 chỉ tiêu này có giảm đi song vẫn trên ngưỡng 5%. Như vậy, tỷ lệ nợ

quá hạn TDH có dấu hiệu xấu trong hai năm gần đây. Đây là một xu thế mà SGD cần có biện pháp ngăn chặn.

Thứ sáu: Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng của SGD cũng còn

yếu, nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm (chỉ có 18/38 cán bộ tín dụng của SGD có thời gian công tác tín dụng từ 3 năm trở lên), điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng TDTDH.

Vấn đề nào đều có nguyên nhân của nó và việc ở SGD có nhiều hạn chế kể trên cũng có các nguyên nhân riêng. Từ những nguyên nhân này mà ta có thể đưa ra những giải pháp để cải thiện tình hình hiện nay.

b) Nguyên nhân hạn chế trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại SGD NHNo&PTNT VN

• Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Trước hết, Ngân hàng vẫn còn thận trọng trong việc cho vay đối với khách hàng ngoài quốc doanh. An toàn vốn là mục tiêu của Ngân hàng, nhưng nếu Ngân hàng muốn nâng cao tỷ trọng vốn cho vay TDH trước mắt không nên quá coi trọng mục tiêu này. Đành rằng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì tiềm ẩn nhiều rủi ro song không vì thế mà bỏ lỡ cơ hội kinh doanh với họ. Bên cạnh những doanh nghiêp có vấn đề thì có khá nhiều doanh nghiệp nghiêm chỉnh, thực sự mong muốn tạo điều kiện cho phát triển. Vướng mắc chính của các doanh nghiệp này là phần vốn tự có và tài sản thế chấp. Nếu Ngân hàng cứng nhắc làm theo quy định thì khả năng mở rộng thị trường là khó.

Nguyên nhân thứ hai nằm ở đội ngũ cán bộ ngân hàng. Trong tình trạng đổi mới phức tạp như hiện nay, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ là rất cao. Cán bộ tín dụng không những nắm bắt chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết khách hàng. Hiểu được thực lực tài chính của họ, nắm rõ đạo đức tư cách của từng người vay. Hơn nữa cán bộ tín dụng còn phải có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực mà khách hàng của mình đang kinh doanh. Những yêu cầu đặt ra khá cao này không phải cán bộ tín dụng nào cũng đáp ứng được. Với trình độ như vậy khiến cho cán bộ tín dụng không dám cho vay, thiếu chủ động. Bên cạnh đó

còn có tình trạng một số dự án không khả thi, chưa đáp ứng đủ điều kiện tín dụng mà cán bộ vẫn giải ngân.

Cuối cùng có thể thấy việc đánh giá khách hàng hiện tại chủ yếu là đánh giá về mặt tài chính, bỏ qua nhiều yếu tố về năng lực khách hàng, khả năng về sau của khách hàng và nhiều yếu tố khác.

• Nguyên nhân từ phía khách hàng

Ngân hàng bao giờ cũng muốn có nhiều khách hàng, càng nhiều khách hàng càng tốt, nhưng nhiều dự án vay vốn không đảm bảo đủ các điều kiện vay vốn như đã quy định. Mặt khác nhiều khách hàng không có dự án khả thi khi xét trên một cách toàn diện. Do vậy mà Ngân hàng không thể cho vay được. Hay có dự án khả thi nhưng vì doanh nghiệp đã có, hay đang còn nợ quá hạn trước nên cũng không thể giải ngân. Rồi nguyên nhân từ các đơn vị xây dựng cơ bản đã hết thời gian gia hạn nợ hoặc không đủ điều kiện gia hạn nợ phải chuyển nợ quá hạn và phân loại nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Trong khi đó các đơn vị này hầu như không có tài sản bảo đảm do vậy số phải trích dự phòng rủi ro tăng vọt. Sở dĩ việc nợ quá hạn của các đơn vị trên tăng là do tình trạng nợ nần dây dưa, chậm trễ trong thanh quyết toán, giá sắt thép, xăng dầu, xi măng tăng làm cho nhiều công trình sau khi quyết toán bị lỗ phải xin điều chỉnh dự toán.

• Nguyên nhân khách quan

Tăng trưởng kinh tế, giá dầu tăng và Fed cắt giảm lãi suất là 3 yếu tố tác động mạnh mẽ đến tình kinh tế nước ta năm 2007. Để hạn chế tác động tiêu cực của các yếu tố trên, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách thắt chặt thị trường tiền tệ bằng biện pháp giữ nguyên các mức lãi suất chủ đạo như: lãi suất cơ bản 8,25%; giảm dần lượng tiền mặt trong lưu thông.

Thị trường bất động sản biến động bất thường, giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, gây chậm chễ trong việc thanh quyết toán, cũng là những yếu tố có tác động trực tiếp đến việc cho vay và thu nợ của Ngân hàng. Với SGD NHNo&PTNT VN là Ngân hàng có tỷ trọng dư nợ của ngành giao thông và xây

dựng cơ bản khá cao, điều này được thể hiện khá rõ nét, tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của SGD.

Việc phân tích thực tế hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT VN trong đó chiếm phần lớn là về thực trạng chất lượng TDTDH đã cho thấy rõ những thành quả, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động TDTDH. Để có thể phát huy những thành quả đạt được và khắc phục hạn chế, SGD cần có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TDTDH.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SGD NHNN&PTNT VN 3.1. Định hướng hoạt động tại SGD NHNo&PTNT VN

3.1.1. Định hướng các hoạt động kinh doanh chủ yếu

Căn cứ vào định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam và tình hình thực tế tại SGD. SGD NHNo&PTNT VN đề ra một số nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh năm 2008 như sau:

a) Các chỉ tiêu kinh doanh đến 31/12/2008:

• Tổng nguồn vốn huy động đạt: 5.000 tỷ VND • Tổng dư nợ đạt: 1.545 tỷ VND

Trong đó cho vay có đảm bảo bằng tài sản trên 40% tổng dư nợ, dư nợ TDH dưới 40% tổng dư nợ.

• Nợ xấu: 55 tỷ VND

• Thu dịch vụ phí: 14 tỷ VND

• Phát hành thẻ E-Partner: 10.500 thẻ

• Lợi nhuận (chưa trích dự phòng rủi ro): 107,5 tỷ VND

b) Phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới

Trong năm 2008 hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT VN tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:

• Nhân sự: Trọng tâm năm 2008 là rà soát và nâng cao chất lượng cán bộ,

đặc biệt là cán bộ giao dịch và tín dụng.

• Huy động vốn: Đẩy mạnh công tác huy động vốn, triển khai các sản

phẩm huy động vốn mới nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi của khách hàng.

• Tín dụng: nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng lành

mạnh, SGD phấn đấu mở rộng đầu tư tín dụng đối với khách hàng vừa và nhỏ đảm bảo an toàn, hiệu quả, không để phát sinh nợ quá hạn, lãi treo.

Ngoài ra trong năm 2008 sẽ áp dụng cơ chế khuyến khích vật chất đối với người lao động, nghiên cứu áp dụng các hình thức chăm sóc khách hàng linh hoạt để tăng khả năng cạnh tranh, giữ và thu hút khách hàng đến quan hệ tại SGD, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ bằng nhiều hình thức, làm tốt công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phát triển Đảng viên mới.

3.1.2. Định hướng mở rộng tín dụng trung, dài hạn

Đối với NHTM việc mở rộng tín dụng có thể coi là một yếu tố sống còn trong đó có TDTDH. Việc mở rộng bao gồm:

• Đẩy mạnh đầu tư TDTDH. Sao cho dư nợ TDH tăng lên đến một mức nhất định vừa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Phản ánh một cách xác thực hơn là doanh số cho vay TDH cao.

• Nâng cao thu hồi vốn thông qua việc tăng doanh số thu nợ TDH

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển theo chiều rộng của TDTDH thì SGD còn phải quan tâm về chiều sâu của nó hay chính là nâng cao chất lượng TDTDH.

3.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn

Ngân hàng không chỉ luôn luôn chú tâm vào “phần lượng” của TDTDH mà bỏ mất “phần chất” của nó. Như vậy sẽ dẫn đến việc đầu tư tràn lan và hậu quả sẽ là thu nhập trong tương lai của Ngân hàng bị đe dọa nghiêm trọng. Như vậy chất lượng TDTDH tạo ra một hệ số an toàn cho Ngân hàng. Chất lượng thấp tương đương với hệ số an toàn bị giảm đi và ngược lại. Việc nâng cao chất lượng bao gồm:

• Nâng cao tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo • Giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5%

• Tăng doanh số thu nợ TDH góp phần làm tăng vòng quay vốn tín dụng Để thực hiện được những phương hướng trên cần có các biện pháp cụ thể hơn.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại SGD NHNo&PTNT VN SGD NHNo&PTNT VN

Xuất phát từ tồn tại và vướng mắc cũng như phương hướng hoạt động của SGD NHNo&PTNT VN trong thời gian tới cùng với những hiểu biết của bản thân, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng TDTDH tại SGD NHNo&PTNT VN

3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của một Ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu hoạch định của Ngân hàng đó, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng. Đồng thời chính sách tín dụng cũng là một bản hướng dẫn quan trọng để cán bộ tín dụng thực thi các hoạt động của mình. Cần phải xác định đúng các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng để đưa ra những chiến lược tốt.

Xuất phát từ tình hình thực tế của Ngân hàng thì chính sách TDTDH cần tập trung vào các nội dung sau:

• Tiếp tục củng cố tăng cường và mở rộng hoạt động TDTDH đối với các đơn vị truyền thống, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng và nhu cầu đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất… thường xuyên.

• Đa dạng hóa các hình thức đầu tư dài hạn. Bên cạnh các hoạt động cho vay TDH thì Ngân hàng tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được trong các hoạt động thuê mua tài trợ.

• Tăng cường hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện nay, ở SGD tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ngoài quốc doanh vẫn nhỏ hơn so với TDTDH quốc doanh. Đây là biện pháp không triệt để vì Ngân hàng muốn hạn chế rủi ro thì Ngân hàng cần có biện pháp giải quyết từ khâu thẩm định, khâu giám sát khi cho vay… Mặc dù quy định về cho vay thành phần kinh tế này đòi hỏi rất cao và chặt chẽ nhưng không phải vì thế mà chúng

ta bỏ qua đối tượng khách hàng này. Cần phải linh hoạt, nhạy bén, biết nhìn nhận đâu là khách hàng tốt đáng tin cậy để có quyết định cho vay chính xác.

• Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến cơ cấu tiền cho vay, cần có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những khoản cho vay bằng ngoại tệ để thu hút khách hàng về với mình.

3.2.2. Thực hiện tốt chiến lược khách hàng và tích cực tìm kiếm, khai thác khách hàng để mở rộng tín dụng khách hàng để mở rộng tín dụng

Đứng về mặt chiến lược, chính sách tín dụng thu hút được khách hàng, duy trì và phát triển được khách hàng để mở rộng quy mô hoạt động của một Ngân hàng. Càng nhiều khách hàng biết đến và đến với Ngân hàng thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội đầu tư, hoạt động tín dụng càng có khả năng mở rộng hơn. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Ngân hàng và lợi ích của khách hàng khi vay vốn tại Ngân hàng. Coi lợi ích của khách hàng là lợi ích của chính bản thân mình, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng bằng một chính sách lãi suất phù hợp, phí dịch vụ thấp và sớm ban hành quy chế về hoa hồng của hệ thống. Đặc biệt Ngân hàng cần chú trọng tới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh – khu vực mà Ngân hàng còn bỏ ngỏ khá nhiều. Đồng thời Ngân hàng cần tiến hành đa dạng hóa và nâng cao các dịch vụ Ngân hàng dịch vụ trọn gói, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu… Ngoài ra Ngân hàng phải chủ động tìm kiếm dự án đầu tư, đặt mối quan hệ tín dụng đối với những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và uy tín chứ không ngồi chờ khách hàng đó đến với mình. Ngân hàng không chỉ đợi khách đến xin vay rồi mới thẩm định mà Ngân hàng cần thẩm định doanh nghiệp khi nó mới xuất hiện và theo dõi hoạt động của nó để biết được nhu cầu, từ đó sẵn sàng đáp ứng với thời gian ngắn hơn, làm tăng tính cạnh tranh mà không sợ quyết định vội vã. Ngân hàng cũng cần nắm được các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, các kế hoạch đầu tư của các ngành…

Để công tác thu hút khách hàng có hiệu quả thì Ngân hàng cần tiến hành phân loại, đánh giá khách hàng trên cơ sở các chính sách ưu đãi thích hợp. Ngân hàng tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng theo năng lực tài chính, về uy tín

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam (Trang 40)