11.1.Đo điện trở cáchđiệ n, tiêu chuẩn kiểm tra điện trở cáchđiệ n.
11.3. Một vài hiện tượng hư hỏng thông thường và cách khắc phụ c 1 Những nguyên nhân chung :
11.3.1. Những nguyên nhân chung :
Các khí cụđiện nói chung thường bị hư hỏng do các nguyên nhân sau :
- Việc điều khiển tựđộng truyền động điện hầu hết trong các máy công cụđược thực hiện theo hàm thời gian hay hàm hành trình , làm cho khí cụ phải đóng ngắt nhiều trong điều kiện nặng nề và thường xuyên xuất hiện các quá trình quá độ . - Tần sốđóng ngắt của các khí cụ lớn làm chấn động và mau hỏng các cơ cấu cơ điện từ và các mối ghép .
- Môi trường xung quanh có bụi , nhiều chất ăn mòn làm ảnh hưởng tới tuổi thọ
của khí cụ .
Kinh nghiệm thực tế cho thấy dạng sự cố hay xảy ra là cháy hỏng các tiếp điểm , hư hỏng cuộn dây , trong đó thường gặp nhất đối với công tắc tơ và khởi động từ , rơle trung gian .
11.3.2. Hư hỏng về tiếp điểm :
- Lựa chọn không đúng công suất khí cụđiện : Về dòng điện định mức , tần số thao tác cho phép của khí cụ không đúng với thực tế .
- Lực ép lên tiếp điểm không đủ .
- Giá đỡ tiếp điểm không bằng phẳng , cong vênh .v.v...hoặc lắp ghép lệch .
- Bề mặt tiếp điểm bị ô xy hoá do xâm thực của môi trường làm việc ( Có hoá chất , ẩm ướt ).
- Do hậu quả của việc xuất hiện dòng ngắn mạch một pha với đất hoặc hai pha với nhau phía sau công tắc tơ hay khởi động từ.
*) Biện pháp sửa chữa :
- Lựa chọn khí cụ cho đúng công suất , dòng điện , điện áp và ché độ
làm việc tương ứng .
- Kiểm tra , nắn thẳng độ bằng phẳng giá đỡ tiếp điểm , điều chỉnh độ
trùng khít giữa tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh .
- Kiểm tra lại lò xo của tiếp điểm động có bị méo , biến dạng hay bị lệch khỏi cốt giữ hay không . Phải điều chỉnh đúng lực ép lên tiếp điểm nếu có thể kiểm tra bằng lực kế .
- Thay thế bằng tiếp điểm dự phòng khi ttiếp điểm bị quá mòn , cháy hỏng .
Trong điều kiện làm việc có đảo chiều hoặc hãm ngược , các tiếp điểm nhanh chóng bị mài mòn , hư hỏng nên chỉ 2,3 tháng phải thay thế ,tiếp điểm động hay hỏng hơn tiếp điểm tĩnh .
11.3.3.Hư hỏng về cuộn dây :
*) Nguyên nhân có thể :
- Ngắn mạch cục bộ giữa các vòng dây do cách điện xấu ;
- Ngắn mạch giữa các dây dẫn do cách điện xấu hoặc do ngắn mạch giữa dây dẫn ra và các vòng dây quấn của cuôn dây do đặt giao nhau không có lớp lót cách điện .
- Đứt dây quấn .
- Điện áp tăng quá cao so với điện áp định mức của cuộn dây . - Cách điện của cuộn dây bị phá hỏng do va đập cơ khí .
- Cách điện của cuộn dây bị phá huỷ do cuộn dây bị quá nóng hoặc vì tính toán sai thông số khi quấn lại cuộn dây , lõi thép không được hút hoàn toàn , điều chỉnh không đúng hành trình lõi thép .
- Do nước , do hơi dầu ,hơi muối , hoá chất .v.v.. của moi trường xâm thực làm thủng cách điện giữa các vòng dây .
*) Biện pháp sửa chữa :
- Kiểm tra loại trừ các nguyên nhân bên ngoài có thể gây hư hỏng cuộn dây và quấn lại cuộn theo mẫu , tính toán lại cuộn dây theo đúng điện áp , công suất tiêu thụ yêu cầu.
- Khi quấn lại cuộn dây , cần dảm bảo công nghệ sửa chữa đúng kỹ
thuật vì đó là yếu tố quan trọng đểđảm bảo độ bền và tuổi thọ của cuộn dây .
11.3.4.Về hiện tượng hư hỏng cầu chì ống và cầu dao đóng ngắt bằng tay :
Nguyên nhân hư hỏng thường là do dây chảy sai quy cách , khi cháy đứt , không khí bên trong ống tăng nhanh chóng gây áp lực đẩy hồ quang ra thành ống làm cháy ống phíp , hoặc làm hỏng cách điện đế nhựa cách điện hoặc đếđá của cầu dao . Việc sử dụng đúng kỹ thuật cũng rất cần thiết , chẳng hạn phải vặn chặt nắp cầu chì ống , đóng mở dứt khoát cầu dao .v.v..
11.4. Tính toán sửa chữa các khí cụ điện . 11.4.1.Tính toán cuộn dây khí cụđiện :