3.1 Định hướng phát triển nghiệp vụ cho thuê ở Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. triển Nông thôn Việt Nam.
Xuất phát từ định hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã định hướng cho hoạt động của mình trong thời gian tới như sau:
* Định hướng chung: Xác định tư tưởng, đa dạng hoá nghiệp vụ, không chỉ ở
trong nước mà cả ở cả nước ngoài. Hoàn thiện các nghiệp vụ đa dạng và sẽ thực hiện nhằm tạo sự bền vững và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai.
* Định hướng cụ thể:
- Hướng đầu tư: Do đặc thù của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam là chủ đạo hướng vào các ngành nông - lâm - ngư nghiệp nên tập trung đầu tư cho các đối tượng chính là: thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, công nghiệp chế biến nông, lâm ,thuỷ sản, ngành nghề truyền thống và các ngành nghề mới.
- Hướng đa dạng hoá các nghiệp vụ Ngân hàng: Để thực hiện được hướng đầu
tư trên cần phải đa dạng hoá các nghiệp vụ Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp trong đó có kiện toàn mô hình theo nghị định 39/ CP, thành lập các công ty con hạch toán độc lập trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam như công ty cho thuê tài chính, công ty vàng bạc đá quý, công ty mua bán và môi giới chứng khoán. Như vậy, nghiệp vụ cho thuê cần được hoàn thiện để phục vụ cho mục đích đa dạng hoá các nghiệp vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Trong tương lai, thị trường cho thuê sẽ là một thị trường hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Tính hấp dẫn của thị trường cho thuê nước ta do 3 đặc trưng chủ yếu tạo thành.
Hiện nay, mặc dù đã có 9 công ty cho thuê được thành lập nhưng hoạt động của các công ty này mới chỉ ở bước thăm dò, thử nghiệm. Các công ty cho thuê còn e dè, cầm chừng, chưa dám mở rộng quy mô cũng như loại hình cho thuê.
- Khối lượng cầu lớn:
Trong quy trình phát triển mạnh mẽ hiện nay liên tục có sự xuất hiện và hoạt động của các công ty, doanh nghiệp. Do phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nứơc để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nên đã xuất hiện một thị trường có nhu cầu lớn các loại máy móc, thiết bị hiện đại. ở Việt Nam hiện nay, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng nhiều, vốn ít, nhu cầu lại rất lớn, nhưng các nguồn tài chính hiện nay để đáp ứng nó lại gặp nhiều khó khăn và nhiều hình thức tài trợ tín dụng hiện có tỏ ra không còn phù hợp hoặc không đáp ứng được nhu cầu này.
- Mức độ cạnh tranh chưa gay gắt.
Do thị trường máy móc, thiết bị Việt Nam còn mới mẻ, hệ thống pháp lý, thuế khoá chưa hoàn chỉnh, các chính sách ưu đãi chưa được quy định cụ thể và tính khuyến khích chưa cao. Mặt khác, số lượng và doanh số hoạt động của các công ty cho thuê ở Việt Nam còn rất ít và nhỏ bé. Do đó, mức độ cạnh tranh trên thị trường cho thuê ở Việt Nam có thể coi là rất hạn chế
Như vậy, các Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng còn phải định hướng phát triển cho nghiệp vụ cho thuê của mình. Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy nếu doanh nghiệp nào nhanh chân tận dụng được các cơ hội ban đầu này thì sẽ tạo được thế đứng rất thuận lợi trong tương lai. Hiện nay, không chỉ có các công ty cho thuê tài chính trong nước mà còn có cả các công ty cho thuê tài chính quốc tế cũng tham gia cạnh tranh. Vì vậy, cần phải củng cố và phát triển nghiệp vụ cho thuê ở những công ty cho thuê hiện có, để từ đó có kinh nghiệm mở rộng hoạt động cho thuê trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.