nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Chính thức đi vào hoạt động được hơn 4 năm, Công ty cho thuê tài chính I bước đầu đã khẳng định được hướng đi đúng đắn của mình. Với số lượng hợp đồng cho thuê
tăng rất đáng kể cho thấy uy tín của công ty ngày càng được mở rộng, khách hàng xin thuê ở công ty ngày một gia tăng. Song nếu nhìn vào cơ cấu loại hình doanh nghiệp cho thuê ta thấy rằng tỷ phần các khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước ngày một giảm đi so với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và doanh nghiệp tư nhân (đặc biệt so với công ty TNHH). Điều này gây bất lợi cho công ty ở chỗ, thực tế đối với các doanh nghiệp Nhà nước, khả năng trả nợ cao hơn và mức độ rủi ro của loại hình doanh nghiệp này cũng thấp hơn so với các loại hình doanh nghiệp còn lại (như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã) do được Nhà nước bảo trợ. Song từ khi có luật mới quy định rằng các doanh nghiệp Nhà nước có thể vay vốn ngân hàng mà không cần thế chấp tài sản thì hình thức cho thuê tài sản của công ty đối với các doanh nghiệp Nhà nước không còn được hấp dẫn như trước nữa. Điều này đã dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp Nhà nước thích vay vốn qua ngân hàng hơn là thuê tài sản của các công ty cho thuê, do đó số lượng khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước thuê tài sản ở công ty giảm đi dẫn đến làm thay đổi cơ cấu dư nợ của công ty.
Bảng phân loại số lượng khách hàng thuê
Loại hình doanh nghiệp Số dự án xin thuê
2001 2002 2003
1. Doanh nghiệp Nhà nước.
18 42.86% 28 12.28% 48 13.87%
2. Doanh nghiệp tư nhân. 8 19.05% 8 3.51% 10 2.89% 3. Công ty cổ phần. 0 0% 12 5.26% 24 6.94% 4. Công ty TNHH. 14 33.33% 173 75.88% 254 73.41% 5. Hợp tác xã. 2 4.76% 7 3.07% 10 2.89%
Tổng 42 100% 228 100% 346 100%
Thực tế này được xem xét kỹ hơn khi so sánh doanh số cho thuê và cơ cấu dư nợ của mỗi loại doanh nghiệp. Mặc dù tính cho đến quý I/2003 doanh số cho thuê đối với doanh nghiệp Nhà nước tăng lên đến 33133 triệu VNĐ song dư nợ chỉ có 22454 triệu (giảm 16% so với năm 2002). Trong khi đó, doanh số cho thuê đối với công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân đều tăng gấp từ: 1,44 đến 2,9 lần so với năm 2002 (công ty cổ phần tăng 2,084 lần; công ty TNHH tăng 1,44 lần và doanh nghiệp tư nhân tăng 2,9 lần). Và cùng với doanh số cho thuê, dư nợ của các công ty này cũng tăng lên rất nhiều. Rõ ràng là hoạt động cho thuê của công ty đã mở rộng sang các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây cũng là một xu thế tất yếu chung đối với loại nghiệp vụ này. Nhất là lại áp dụng vào điều kiện kinh tế của Việt Nam, chủ yếu phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xem xét bảng tính phần trăm dư nợ từng ngành so với tổng dư nợ thì ta đặc biệt thấy rằng việc áp dụng hình thức cho thuê tài sản đối với các công ty TNHH và công ty cổ phần tăng lên đáng kể. Điều này đưa đến một vấn đề là khả năng trả nợ của các công ty này liệu có đảm bảo một hệ số an toàn hay không?
Bảng tính phần trăm dư nợ của từng loại doanh nghiệp so với tổng dư nợ
Đơn vị tính: %
STT Loại doanh nghiệp 2002 2003 QI/2004 1
2 3 4 5
Doanh nghiệp Nhà nước Công ty cổ phần
Công ty TNHH
Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã 66,2 0 27 5,3 1,5 27,16 3,89 63,98 2,43 2,54 19,13 6,20 68,42 3,83 2,42 Tổng 100% 100% 100%
Trong năm 2002,do doanh số cho thuê còn nhỏ (27.344 triệu VNĐ) nên thu nhập chủ yếu của công ty là thu lãi tiền gửi tại NHNo Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác trong nước.
Sang năm 2003, quy mô cho thuê của công ty tăng lên (tổng giá trị tài sản cho thuê tăng 283,7% so với năm 2002), do đó, công ty đã phải vay thêm vốn của NHNo Việt Nam với số tiền là 21,566 tỷ VNĐ và chiếm dụng vốn 13,880 tỷ VND. Dư nợ năm 2001 đạt 98,427 tỷ VNĐ đạt 151,4 % kế hoạch và tăng 427,6% so với cùng kỳ năm 2002.
Thu nợ năm 2002 đạt 29,501 tỷ VND bằng 681,4% so với năm 2001. Dư nợ bình quân một cán bộ tín dụng đạt 14,061 tỷ VND.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001-2002
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
( Nguồn: Báo cáo của công ty cho thuê tài chính I- Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT Việt Nam ).
Sang năm 2003, thu nhập từ lãi và phí cho thuê có sự tăng trưởng rất đáng kể (+520%) song thu lãi tiền gửi cũng giảm đi nhiều (-91,15%). Do số lượng các hợp đồng xin thuê của công ty tăng lên (từ 42 lên 288 hợp đồng, tăng 585,7%) do đó chi phí ST
T Chỉ tiêu
2002 2003 Chênh lệch
2003/ 2002
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I Tổng thu nhập
6264 100 5722,664 100 (-
541,336) -8,64
1 Thu lãi cho thuê 847 13,52 5242,828 91,61 4395,828 520 2 Thu lãi tiền gửi 5416 86,46 479,396 8,38 -
4936,604
-91,15
3 Thu khác 1 0,02 0,44 0,01 (-0,56 ) -56
II Chi phí 1150 100 2885,084 100 1735,084 150,90
1 Trả lãi tiền vay 39 3,39 139,678 4,84 100,678 258,15 2 Chi nghiệp vụ 299 26,00 420,018 14,56 121,018 40,47 3 Chi lương 321 27,96 1893,55 65,63 1572,55 489,9 4 Chi bảo hiểm 11 1,00 26,044 0,90 15,044 136,76 5 Chi tài sản 462 40,17 380,153 13,18 -81,847 17,70 6 Chi khác 7 0,61 6,775 0,23 -0,225 -3,20 7 Chi dvụ ttoán &
NQ
1 0,09 11,436 0,40 10,436 1043,6
8 Thuế, phí, lệ phí 9 0,70 7,205 0,26 -1,795 -19,94
III Kết quả kinh doanh
5114 2837,580 -
2276,420
nghiệp vụ cho thuê tăng (40,47%). Mặc dù thu lãi và phí tăng mạnh song tổng thu nhập từ hoạt động cho thuê giảm (-8,64%) và tổng chi phí của công ty tăng (150,7%), dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giảm (-44,5%). Nguyên nhân là hầu hết các loại chi phí đều tăng và tăng với tốc độ cao, đặc biệt trong đó, chi lương cho nhân viên và trả lãi tiền vay tăng vọt (489,9% và 251,15%) tỷ VND.
Bảng dư nợ hoạt động cho thuê của các công ty cho thuê tài chính năm 2002
Đơn vị: tỷ VNĐ Stt Tên công ty CTTC Doanh số cho thuê Dư nợ cho thuê Nợ quá hạn % % %
1 Cty CTTC quốc tế Việt Nam (VILC) 148,4 20,63 149,3 18,66 0,40 8,16 2 Cty CTTC Kexim Việt Nam (KVLK) 77,0 10,7 143,6 17,95 4,00 81,63 3 Cty CTTC ANZ- VTRAC 8,0 1,12 7 0,88 0 0 4 Cty CTTC NH Công thương Việt
Nam
87,1 12,11 90,8 11,35 0 0
5 Cty CTTC NH Ngoại thương Việt Nam
52,5 7,30 42,3 5,29 0,28 5,72
6 Cty CTTC NH Đầu tư và phát triển VN 63,0 8,76 91 11,38 0,07 1,43 7 Cty CTTC I NH No và PPNT Việt Nam 104,9 14,58 98,4 12,30 0 0 8 Cty CTTC II NH No và PTNT Việt Nam 178,4 24,8 177,5 22,19 0,15 3,06 Cộng 719,3 100 799,9 100 4,9 100
Nếu tính chung cả hai công ty cho thuê của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thì doanh số cho thuê là lớn nhất, chiếm 39,38% tổng doanh số cho thuê. Song nếu tính riêng doanh số cho thuê của công ty cho thuê tài chính I thì so với các công ty cho thuê tài chính khác, thị phần của công ty đạt mức khá và hơn nữa, công ty không có nợ quá hạn.
Nhìn chung, nếu mới chỉ xem xét ở một vài điểm chính thu lãi từ hoạt động cho thuê cao, mức dư nợ cho thuê cao thị phần tương đối lớn, số lượng khách hàng tăng ta có thể nhận xét khái quát rằng hoạt động cho thuê của công ty phát triển đúng hướng. Song để có thể chi tiết hơn các hoạt động của công ty, ta sẽ xem xét hoạt động cho thuê của công ty thông qua những khía cạnh cơ cấu tài sản thuê và chất lượng các khoản cho thuê của công ty.
Cơ cấu tài sản thuê (2002-2003)
Đơn vị tính: triệu đồng S T T Nội dung Số dự án Doanh số cho thuê Doanh số thu nợ Dư nợ Tỷ lệ % 2002 2003 2002 2003 2002 2003 2002 2003 2002 2003 1 Ô tô các loại 22 238 17509 91168 3216 24270 14292 85040 62,1 81,5 2 Thiết bị y tế 01 03 4353 0 602 607 3751 3144 16,2 3,2 3 Thiết bị Xâydựng 16 20 5322 5751 478 3014 4845 9775 21,1 9,9 4 Thiết bị dây Chuyền sx 0 20 0 6279 0 1120 0 3618 0 3,6 5 Tàu thuỷ 0 2 0 1716 0 440 0 1275 O 1,3 6 Thiết bị văn phòng 03 05 160 0 33 50 127 75 0,6 0,2 Tổng 42 288 27344 104914 4329 29501 23015 98427 100 100
Từ cơ cấu tài sản cho thuê, ta nhận thấy, hướng đầu tư của công ty trong thời gian hoạt động vừa qua là tập trung chủ yếu vào những tài sản dễ quản lý, nhanh chóng phát huy hiệu quả đó là những phương tiện vận tải, ô tô du lịch, thiết bị xây dựng và dây chuyền sản xuất. Nhưng theo bảng cơ cấu tài sản cho thuê này, số lượng ô tô các loại chiếm tỷ trọng lớn so với toàn bộ đi thuê.
Năm 2001, cho thuê nội ngành mới chỉ chiếm 17,28% tổng dư nợ, song đó cũng là cơ sở để đội ngũ cán bộ công ty thực hành những bài tập sự đầu tiên, tạo đà để mạnh dạn đầu tư tiếp theo. Qua thuê nội ngành, các chi nhánh thành viên cũng hiểu rõ hơn về nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Nếu phân tích theo cấp quản lý
S T T Nội dung Số dự án Doanh số cho thuê Doanh số thu nợ Dư nợ Tỷ lệ % 2002 2003 2002 2003 2002 2003 2002 2003 2002 2003 1 Cho thuê DN Nội ngành 5 0 4295 0 318 846 3977 3130 17,28 3,18 2 Cho thuê DN Ngoại ngành 37 288 23049 104914 4011 28655 19038 95297 82,72 96,82 Tổng 42 288 27344 104914 4329 29505 23015100 98427 100 100
Đến năm 2002, không có một dự án cho thuê nội ngành nào song không phải vì thế mà uy tín của công ty bị thu hẹp trong lĩnh vực này mà quan trọng hơn, công ty đã tìm thấy khách hàng thuê cho mình.
Khai thác thế mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có hệ thống chi nhánh rải rác khắp đất nước, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trong văn bản 135 về việc uỷ thác cho thuê, kết quả ban đầu đã cho thuê thông qua uỷ thác được là 1.004 triệu, chiếm 4,4 % so với tổng dư nợ.
Trong hơn hai năm hoạt động nhìn chung về cơ bản chất lượng hoạt động cho thuê của công ty là tốt. Trong hai năm 2002-2003 tỷ lệ nợ quá hạn là rất thấp (0,1%), hầu hết khách hàng đều thực hiện trả nợ thuê đầy đủ, đúng hạn, chỉ có một số khách hàng chậm thanh toán tiền thuê, nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn. Điều này cho thấy công tác thẩm định hồ sơ xin vay của cán bộ tín dụng công ty là tốt.
Nhìn tổng thể, hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua đạt được kết quả toàn diện, dư nợ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các chỉ tiêu đã hoàn thành vượt mức trung ương giao.
Đơn vị VNĐ
Năm Dư nợ trong hạn Dư nợ quá hạn Tỷ lệ %
2002 2003 QI/2004 23.015.000.000 98.427.000.000 11751024633 0 98.427.000 115.411.769 0 0,1% 0,098%
Trên đây là toàn bộ tình hình hoạt động của công ty trong thời gian hơn hai năm vừa qua. Về cơ bản, hoạt động kinh doanh của công ty là tốt và có tiềm năng. Song bên cạnh đó, nó cũng có một số hạn chế mà công ty chưa khắc phục được. Thông qua đánh giá thực trạng hoạt động của công ty, ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.