CÁC LỆNH ĐIỀU KHIỂN LCD:

Một phần của tài liệu Giao tiếp ứng dụng vi điều khiển (Trang 40 - 44)

V. VI ĐIỀU KHIỂN GIAO TIẾP VỚI LCD:

4. CÁC LỆNH ĐIỀU KHIỂN LCD:

Để điều khiển LCD thì có các IC chuyên dùng được tích hợp bên dưới LCD có mã số 447801 đến các IC 447809. Trong IC này có bộ nhớ RAM dùng để lưu trữ dữ liệu cần hiển thị và thực hiện việc điều khiển LCD hiển thị.

Các điều khiển bao gồm các lệnh được liệt kê ở bảng sau:

Bảng 7-7. Các lệnh của LCD

Lệnh xoá màn hình “Clear Display”: khi thực hiện lệnh này thì LCD sẽ bị xoá và bộ đếm địa

chỉ được xoá về 0.

Lệnh di chuyển con trỏ về đầu màn hình “Cursor Home”: khi thực hiện lệnh này thì bộ đếm địa chỉ được xoá về 0, phần hiển thị trở về vị trí gốc đã bị dịch trước đó. Nội dung bộ nhớ RAM hiển thị DDRAM không bị thay đổi.

Lệnh thiết lập lối vào “Entry mode set”: lệnh này dùng để thiết lập lối vào cho các kí tự hiển thị, bit ID = 1 thì con trỏ tự động tăng lên 1 mỗi khi có 1 byte dữ liệu ghi vào bộ hiển thị, khi ID = 0 thì con trỏ sẽ không tăng: dữ liệu mới sẽ ghi đè lên dữ liệu cũ. Bit S = 1 thì cho phép dịch chuyển dữ liệu mỗi khi nhận 1 byte hiển thị.

Lệnh điều khiển con trỏ hiển thị “Display Control”: lệnh này dùng để điều khiển con trỏ (cho hiển thị thì bit D = 1, tắt hiển thị thì bit D = 0), tắt mở con trỏ (mở con trỏ thì bit C = 1, tắt con trỏ thì bit C = 0), và nhấp nháy con trỏ (cho nhấp nháy thì bit B = 1, tắt thì bit B = 0).

Lệnh di chuyển con trỏ “Cursor /Display Shift”: lệnh này dùng để điều khiển di chuyển con

trỏ hiển thị dịch chuyển (SC = 1 cho phép dịch chuyển, SC = 0 thì không cho phép), hướng dịch chuyển (RL = 1 thì dịch phải, RL = 0 thì dịch trái). Nội dung bộ nhớ DDRAM vẫn không đổi.

Lệnh thiết lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM phát kí tự “Set CGRAM Addr”: lệnh này dùng để thiết

lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM phát kí tự.

Lệnh thiết lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM hiển thị “Set DDRAM Addr”: lệnh này dùng để thiết

lập địa chỉ cho bộ nhớ RAM lưu trữ các dữ liệu hiển thị. Hai lệnh cuối cùng là lệnh đọc và lệnh ghi dữ liệu LCD.

Hình 7-34. Dạng sóng điều khiển của LCD.

Nhìn vào dạng sóng ta có thể thấy được trình tự điều khiển như sau: - Điều khiển tín hiệu RS.

- Điều khiển tín hiệu R/W xuống mức thấp. - Điều khiển tín hiệu E lên mức cao để cho phép. - Xuất dữ liệu D7÷D0.

- Điều khiển tín hiệu E về mức thấp.

- Điều khiển tín hiệu R/W lên mức cao trở lại. 5. LƯU ĐỒ ĐIỀU KHIỂN LCD:

Để điều khiển LCD thì phải biết trình tự điều khiển được xây dựng theo các lưu đồ như hình 7-35:

(a) (b)

Hình 7-35. Lưu đồ điều khiển LCD.

Trong lưu đồ hình (a) đó là lưu đồ chính bao gồm quá trình khởi tạo LCD, thiết lập địa chỉ của vùng nhớ RAM và thực hiện quá trình gởi dữ liệu ra LCD hiển thị ở hàng thứ 1 và tiếp theo là hàng thứ 2.

Lưu đồ hình (b) là lưu đồ cho biết trình tự thực hiện quá trình khởi tạo LCD bao gồm các bước: gởi mã điều khiển 38H ra LCD và thực hiện delay ít nhất là 4.1 ms. Tiếp tục thực hiện lần thứ 2 với thời gian delay 100μs. Cuối cùng gởi liên tục các mã điều khiển 38H, 0CH, và 01H để thiết lập cấu hình hoạt động cho LCD.

Hình 7-36. Lưu đồ xuất lệnh hoặc dữ liệu ra LCD.

Trong lưu đồ có 2 đầu vào: đầu vào thứ nhất nếu gởi từ điều khiển đến LCD, đầu vào thứ 2 là gởi dữ liệu cần hiển thị đến LCD – sự khác nhau này thể hiện qua tín hiệu điều khiển RS.

Các bước còn lại thì giống nhau và sau khi tiến hành gởi xong từ điều khiển/dữ liệu thì đọc lại từ điều khiển/dữ liệu để kiểm tra bit DB7 để xem từ điều khiển/dữ liệu đã được nhận xong chưa nếu chưa thì phải chờ, nếu đã nhận xong thì thoát và sẳn sàng để nhận từ điều khiển/dữ liệu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giao tiếp ứng dụng vi điều khiển (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)