Quá trình ứng dụng của GIS trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng tin học môi trường quản lý chất thải rắn đô thị quận Bình Thạnh (Trang 45 - 47)

1. CHU ƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔ

3.2.4. Quá trình ứng dụng của GIS trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam

Hệ thống thông tin địa lý đã và đang được công nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không chỉ trong công tác thu thập đo đạc địa lý mà còn trong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng diễn biến môi trường. Vì thế, GIS được đón nhận và áp dụng rộng rãi trong các cơ quan nghiên cứu ở nước ta. Hiện nay, ứng dụng GIS trong quản lý môi trường được đẩy mạnh nhằm phát hiện, đánh giá, dự báo mức độ gây ô nhiễm cho khu vực để đưa ra hướng giải quyết nhanh và có hiệu quả.

GIS thâm nhập và phát triển vào nước ta ở thập niên 90, năm 1994 trung tâm công nghệ thông tin địa lý được thành lập. Những công trình ứng dụng GIS trong những năm gần đây đã mang lại thành công đáng kể:

• Năm 1998, hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý môi trường tỉnh Đồng Nai– DONAGIS được xây dựng.

• Năm 1999, hệ thống thông tin địa lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương – BIDOGIS được triển khai.

• Năm 2000, hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý hành chính nhà nước thành phốĐà Nẵng được xây dựng.

• Năm 2001, cơ sở dữ liệu môi trường lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai được xây dựng thông qua đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.

• Năm 2002, xây dựng CSDL nền TP.HCM: dự án Hệ thống thông tin bản đồ động, dự án thành lập bản đồđịa chính, bản đồđịa hình TP.HCM (25/04)

• Năm 2003, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Hệ thống thông tin địa lý tự động thu thập dữ liệu mực nước và chất lượng nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long – MEKOGIS.1” được triển khai.

Hình 3.6: Mô hình dự báo mực nước và chất lượng nước đồng bằng sông Cửu Long

• Năm 2004, xây dựng thành công mô hình ENVIMAP 2.0, ECOMAP 2.0 là mô hình quản lý, đánh giá ô nhiễm không khí tại ống khói các nhà máy, cơ sở sản xuất và theo dõi sự phát tán, lan truyền của chúng trong không khí thể hiện ở Hình 3.7

Hình 3.7: Sơ đồ cấu trúc CSDL môi trường trong ENVIMAP 2.0

• Năm 2005, ứng dụng GIS trong việc quản lý rác thải ở các tỉnh thành, điển hình là quận 4 và quận 10 thành phố Hồ Chí Minh bằng phần mềm TISWAM 1.0. Với GIS, ta có thể dễ dàng nhập và tìm kiếm dữ liệu vị trí các điểm tập kết, các điểm trung chuyển và quan sát sự vận chuyển các chất thải trên bản đồ.

• Năm 2006, thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để xác định bãi chôn lấp rác tại thành phố Đà Nẵng. Phần mềm LANDFILL ra đời nhằm hỗ trợ các nhà qui hoạch xác định vị trí bãi chôn lấp phù hợp nhất với địa phương khảo sát.

3.3.MÔ HÌNH HÓA TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH PHẠM VI QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT:

Một phần của tài liệu Ứng dụng tin học môi trường quản lý chất thải rắn đô thị quận Bình Thạnh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)