ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH

Một phần của tài liệu Ứng dụng tin học môi trường quản lý chất thải rắn đô thị quận Bình Thạnh (Trang 38 - 42)

1. CHU ƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔ

2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH

Quá trình thu gom và quét rác đường phố tương đối ổn định trong thời gian qua. Với sự chỉđạo của công tydịch vụ công ích cùng với kinh nghiệm quản lý của đội vệ sinh. Rác của quận được thu gom sạch

Hình 2.2: Sơđồ hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH của quận

Điều đáng lo ngại nhất là các xe ba gác quá cũ do không được bảo quản kỹđể dầm sương dãi nắng gây hư hỏng.Do đó, khi rác được đưa vào xe chứa làm cho nước rác chảy xuống lòng đường gây mất vệ sinh nơi công cộng. Ngoài ra, còn có tình trạng thu gom rác quá tải, quá công suất đối với các xe ba gác, rác được chất cao ngất và không được đậy nắp mặc dù các thùng đều có nắp hai bên gây rơi vãi rác lại bên đường và mất mỹ quan đô thị thành phố.

Trang bị bảo hộ lao động cho lực lượng thu gom rác luôn đáp ứng nhu cầu gồm: găng tay, khẩu trang, áo dạ quang. Nhưng do điều kiện thời tiết đôi khi găng tay và giày không được sử dụng tới với lý do là gây dịứng da và gây trở ngại trong lúc làm việc.

Do kinh phí không đủ lớn, nên vấn đề sữa chữa, nâng cấp hoặc mua mới xe ép rác rất nan giải.

Khó khăn trong công tác quét dọn& thu gom

• Trên địa bàn quận dân cư ngày càng tăng nhanh. Ý thức người dân còn kém nên có những tuyến đường đã quét dọn 2 lần trong ngày nhưng đường vẫn nhiều rác CTR đô thị Xe ba gác Điểm hẹn Xe ép 2 tấn Xe ép 5 tấn Bô ép kín Bãi chôn lấp Xe ép 10 tấn

• Tuy có các phương tiện nhưng số lượng vẫn còn thiếu do đó một số lượng rác trong quận vẫn còn do Công Ty Môi Trường Đô Thị Thành phố vận chuyển

• Hiện nay trên địa bàn vẫn chưa được phân loại rác tại nguồn nên việc thu gom vẫn còn khó khăn.

3. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO LUẬN VĂN`

3.1.HỆ THỐNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG (HTTTMT)

Không thể giải quyết tốt vấn đề môi trường hiện nay nếu không có sự hỗ trợ của hệ thống thông tin môi trường.Ngày nay, xử lý thông tin môi trường đã trở thành một hướng khoa học kỹ thuật độc lập với sự đa dạng các ý tưởng và phương pháp. Nhiều module riêng rẽ của quá trình xử lý thông tin môi trường đã đạt được mức độ cao trong tổ chức và gắn kết cho phép kết hợp tất cả các phương tiện xử lý thông tin trên một đối tượng cụ thể bằng khái niệm “Hệ thống thông tin môi trường”(Environmental Information System – EIS).

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, hệ thống thông tin môi trường là một dạng mới của hệ thống thông tin tựđộng và hướng tới công việc thu thập và phân tích các thông tin khác nhau về tình trạng môi trường nhằm giải quyết bài toán sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống thông tin môi trường tựđộng suy rộng với các hệ thực hiện chức năng thu thập, phân tích và xuất ra thông tin trong chếđộ tựđộng. Các bước của quá trình tựđộng hóa trong hệ thống thông tin môi trường được thể hiện Hình 3.1như sau.

Hình 3.1. Quá trình tựđộng hóa trong hệ thống thông tin môi trường

Hệ thống thông tin môi trường được định nghĩa như một hệ thống dựa trên máy tính để lưu trữ, quản lý và phân tích các thông tin môi trường và các dữ liệu có liên quan. HTTTMT chứa đựng các thông tin về: Mô tả mặt đất (các dòng chảy, đường giao thông,

thông tin về sủ dụng đất…); Khu vực dưới đất (nước ngầm, các mỏ khoáng sản…); Dữ liệu về các hoạt động môi trường (khai thác gỗ…); Thông tin lưu trữ về quan trắc môi trường (dữ liệu về các mẫu môi trường, luồng không khí ô nhiễm, ranh giới ô nhiễm…); Dữ liệu về các điều kiện thủy văn (lượng mưa, bức xạ, tốc độ gió…)

Ngày nay phát triển môi trường bền vững đã trở thành mục tiêu cơ bản của nhiều nước trên thế giới thì thông tin môi trường đã trở nên có vai trò quan trọng.

Cụ thể :

- Đánh giá tác động của các hoạt động của con người đến môi trường - Quản lý các tài nguyên thiên nhiên theo cách bền vững.

- Đưa các chi phí do suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên vào trong quá trình ra quyết định về kinh tế.

- Thấy trước sự suy thoái môi trường và tránh để xảy ra những hoạt động sử chữa tốn kém.

- Đo lường sự tiến bộ của việc thực hiện phát triển bền vững. - Đánh giá hậu quả dài hạn của quản lý chất thải.

Tại Việt Nam những dữ liệu về thông tin môi trường không được cập nhật kịp thời và chưa được xử lý thích hợp nên còn nhiều hạn chế trong vấn đề bảo vệ môi trường. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý môi trường là vấn đề cấp thiết.

Công tác quản lý môi trường tại các tỉnh thành trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc lưu trữ một lượng lớn thông tin và rất khó nhập - xuất dữ liệu, thông tin không quản lý được theo diện rộng và không liên kết với nhau.

Hình bên dưới là mô hình xây dựng Hệ thống thông tin môi trường cấp tỉnh thành tại Việt Nam đã được đề xuất. Bước đầu EIS (Environmemtal Information System) được đề xuất là sự tích hợp ba khối quản lý số liệu quan trắc môi trường, khối ngân hàng mô hình và khối cung cấp thông tin môi trường thể hiện ở Hình 3.2

3.2.HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG:

Một phần của tài liệu Ứng dụng tin học môi trường quản lý chất thải rắn đô thị quận Bình Thạnh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)