Nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình đanh giá hiện trạng ô nhiễm không khí tại TP HCM (Trang 63 - 67)

M ỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và nhiều phần mềm tính toán tải lượng và phát thải các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông được thực hiện. Kết quả

của các mô hình tính toán tải lượng phát thải là cơ sở dữ liệu đầu vào cho các mô hình dự báo chất lượng không khí, một vài nghiên cứu cụ thểđược minh hoạ như sau:

a. Chương trình tính toán tải lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đường bộ COPERT III (EEA: Cao uỷ bảo vệ môi trường Châu Âu). Tất cả các nước thuộc liên hiệp châu Âu đều có thể sử dụng phần mềm này.

- Phân loại giao thông: bao gồm chủ yếu 5 nhóm xe chính (xe tải nặng, xe tải nhẹ, xe hơi, xe buýt và xe hai bánh) và phân thành trên 100 loại xe khác nhau, bao

gồm tất cả các modul xe còn được lưu hành tại châu Âu. Có các hệ số phát thải cho từng xe.

- Tính cho các chất ô nhiễm sơ cấp: CO, NOx, VOC, PM, N2O, NH3, SO2… b. Chương trình tính toán tải lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí AIREMIS (ACRI-st, Pháp). Chương trình này được viết dựa trên phương pháp CORINAIRE (Eggleston et al, 1985). Sau đó được hiệu chỉnh và áp dụng tại thành phố

Bogota (Columbia), thành phố này mua phần mềm AIREMIS với chi phí hơn 50000 USD.

- Chương trình này tính toán tải lượng phát thải các chất ô nhiễm sơ cấp: NOx, SO2, CO, NMVOC, PM, CH4), công nghiệp, sinh hoạt và tự nhiên.

- Để sử dụng được chương trình này, họ phải cần thêm một chương trình phụ

trợ là chương trình tính lưu lượng giao thông, vì đầu vào của AIREMIS là lưu lượng xe cộ trên từng đoạn đường trong cùng một thời điểm.

c. Chương trình tính toán tải lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí MOBILE6 (EPA). Chương trình này viết cũng được dựa trên phương pháp CORINAIRE (Eggleston et al.1985).

- Tính cho 4 loại đường chính (trong đó được phân thành 12 loại đường phụ): cao tốc, liên tỉnh, đường dốc và đường nội thị.

- Gồm các chất ô nhiễm: CO, SO2, VOC, NOx, NH3 và 27 chất hữu cơ

(không phải là VOC) và hơn 17 chất thuộc họ Dioxin/furan.

- Phân thành 6 nhóm xe chính: xe tải nặng, xe tải trung, xe tải nhẹ, xe hơi, xe buýt và xe hai bánh. Trong đó phân thành hơn 140 model xe khác nhau.

Rất nhiều mô hình toán học tính toán sự lan truyền khuếch tán chất ô nhiễm trong không khí đã được áp dụng trong những năm gần đây. Một số chương trình tính toán đã được ứng dụng ở Việt Nam như:

a. Phần mềm CAP: Vào năm 1995, tác giả Bùi Tá Long đã xây dựng phần mềm CAP 1.0 để tính toán ô nhiễm không khí từ một nguồn điểm theo mô hình Gauss. Phần mềm này đã được dùng để tính toán lan truyền chất ô nhiễm từ một nguồn điểm phục vụ cho công tác đánh giá tác động môi trường tại TP. HCM. Trong các phiên bản tiếp

sử dụng để tính toán lan truyền chất ô nhiễm phục vụ một sốđề tài nghiên cứu tại TP. HCM và một số tỉnh phía Nam. Từ 2006 phần mềm ENVIMAP ra đời với kỹ thuật GIS được ứng dụng cho phép tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí từ nhiều ống khói khác nhau và các hệ số khuếch tán đã được địa phương hoá trên cơ sở thống kê số

liệu quan trắc, tự động hoá quá trình hiển thị kết quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ

GIS. /nguồn [1]/

b. Mô hình AirQuis 2003 của Na Uy: sử dụng ở Chi cục Môi trường TP. HCM,

để quản lý môi trường không khí toàn thành phố. Mô hình EPISODE được dùng tính toán lan truyền ô nhiễm cho nguồn điểm, nguồn đường, nguồn mặt và quản lý dữ liệu GIS.

c. Luận văn cao học (2006): “Ứng dụng mô hình Mobile để dự báo mức độ ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải tại TP.HCM” của học viên Đặng Trọng Văn nghiên cứu về mô phỏng hệ số phát thải từ các phương tiện giao thông

đường bộ, góp phần giải quyết bài toán đánh giá và dự báo ô nhiễm không khí tổng thể

trên toàn địa bàn TP.HCM. /nguồn [2]/

d. Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp Viện (2006): “Bước đầu nghiên cứu lựa chọn hợp chất đánh dấu phù hợp và thí nghiệm để xác định hệ số phát thải chất ô nhiễm do hoạt động giao thông trên một đoạn đường ở TP.HCM” do ThS. Hồ Minh Dũng chủ trì đề tài. Qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được hợp chất đánh dấu phù hợp là propane, đồng thời cũng đã thực hiện đo đạc và thực nghiệm tại hiện trường nhằm tính toán, xây dựng hệ số phát thải của các hợp chất hữu cơ VOCs (15 hợp chất) trong khoảng C2 – C6 và NOx (NO) do hoạt động của các phương tiện giao thông tại TP.HCM. Việc đo đạc và thực nghiệm được tiến hành trên đường 3/2, Q.10, TP.HCM trong 2 tháng với mỗi ngày từ 10h00 đến 22h00. /nguồn [4]/.

e. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài (2008): “Nghiên cứu viết phần mềm tính toán tải lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đường bộ: Trường hợp áp dụng cho TP. HCM” do ThS. Hồ Quốc Bằng chủ trì đề tài. Kết quảđạt

được của đề tài là chương trình Emisens tính toán tải lượng do phát thải giao thông phù hợp với các điều kiện của TP.HCM và đề tài cũng đã vẽ được bản đồ phát thải bằng màu cho TP.HCM dựa trên mật độ đường giao thông và sử dụng phần mềm MapInfo. /nguồn [5]/.

Nhiều nghiên cứu ô nhiễm không khí đã được tiến hành ở TP.HCM /nguồn [3] ,[6]/. Tuy nhiên chưa có phần mềm tích hợp cả Mobile lẫn mô hình phát tán ô nhiễm không khí chuyên dùng để tính phát thải ô nhiễm giao thông cho Tp. HCM.

CHƯƠNG 3

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAR ĐỂ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỂM GIAO THÔNG QUẬN BÌNH TÂN

Tóm tắc chương

• Giới thiệu phần mềm CAR 2009

• Quá trình thu thập dữ liệu chạy mô hình

• Kiểm chứng mô hình

• Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình đanh giá hiện trạng ô nhiễm không khí tại TP HCM (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)