- Diện tích mặt bằng 4ha.
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty thuốc lá Bắc Sơn
2.1.4 Cơ cấu lao động và tổ chức của doanh nghiệp.
Biểu 2.3 Cơ cấu lao động của công ty (tính đến 31/12/2008)
STT Cơ cấu lao động Năm 2007 Năm 2008
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số lao động 468 100 487 100 Trong đó: Lao động nữ 240 51,28 249 51,13 2 Cơ cấu lao động
- Lao động trực tiếp 39 8,33 40 8,21
- Lao động gián tiếp 429 91,67 447 91,79 3 Cơ cấu lao động theo tuổi
- Dưới 30 tuổi 65 13,89 75 15,46
- Từ 30 đến dưới 40 90 19,22 93 19,12
- Từ 40 đến dưới 50 tuổi 249 53,21 252 51,75
- Trên 50 tuổi 64 13,68 67 13,67
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính.
Qua bảng ta thấy lực lượng lao động của nhà máy có những đặc điểm sau:
- Về số lượng lao động: Tổng số lao động của nhà máy tính đến thời điểm 31/12/2008 là 487 người nếu tính cả số lao động thuê bán hàng tại các thị trường, lao động hợp đồng thời vụ thì tổng số lao động lên tới gần 616 người. So với năm 2007 số lượng công nhân viên trong công ty đã tăng 19 người tương ứng với tốc độ tăng là 4,05%.
- Về cơ cấu của đội ngũ lao động: Sản xuất thuốc lá thuộc nhóm ngành công nghiệp thực phẩm, được xếp vào nghành nghề nặng nhọc nóng độc hại (lao động thuộc nhóm IV và V) lao động nữ chiếm tỷ trọng cao. Qua biểu trên chúng ta thấy trong năm 2008 số lao động nữ trong công ty là 249 người chiếm 51% tổng số lao động của công ty.
Lao động gián tiếp năm 2008 chiếm 8,2% , lao động trực tiếp chiếm 91,8%. Đây là tỷ trọng tương đối phù hợp trong các doanh nghiệp. Ngoài ra nhìn vào biểu ta thấy lao
động gián tiếp của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng rất ít chỉ là 1 người còn lao động trực tiếp tăng tới 18 người. Chứng tỏ cơ cấu lao động của công ty đang đi đúng hướng đó là tăng số lao động trực tiếp giảm số lao động gián tiếp.
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi:
Qua biểu chúng ta thấy lao động của công ty có tuổi đời rất cao. Như lao động dưới 30 tuổi chỉ chiếm 15,46% so với tổng số lao động. So với năm 2007 số lao động trong độ tuổi này đã tăng 10 người. Đây là nguồn lao động trẻ có nhiệt huyết nhưng nhìn tổng thể thì số lao động này là chiếm một tỷ lệ ít trong công ty. Đó cũng là một nguyên nhân gây lên cản trở cho việc tăng năng suất của công ty.
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong công ty lại là trong độ tuổi 40 – 50 tuổi. Số lao động trong độ tuổi này là 252 người chiếm 51,75%. So với năm 2007 số lao động trong công ty tăng 3 người nhưng nếu xét trên số tương đối thì số lao động trong độ tuổi này giảm 1,46%. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho công ty.
Ngoài ra ở độ tuổi từ 30 – 40, và từ 50 tuổi trở nên chiếm tỷ lệ tương đối lần lượt là 19,12% và 13,67%. Qua phân tích trên và qua tìm hiểu ở phòng tổ chức hành chính của công ty thì độ tuổi bình quân của nam là 42 tuổi, còn đối với nữ là 40. Nếu xét trên giác độ toàn công ty thì số tuổi bình quân là 41 tuổi. Nguyên nhân là do một thời gian dài chậm đổi mới sản xuất gặp nhiều khó khăn, sản lượng thuốc bao thấp, công nhân biên chế cũ còn phải nghỉ luân phiên, nên công ty không tuyển dụng lao động lao động vào làm lực lượng lao động lâu dài, chỉ tuyển lao động hợp đồng thời vụ làm các công việc thủ công đơn giản như tước cuộng lá, đóng bao thủ công hoặc một số lao động thuê bán hàng tại các địa phương. Độ tuổi bình quân cao, cơ cấu độ tuổi chưa phù hợp, sức trẻ có phần nào bị hạn chế.
- Cơ cấu lao động theo trình độ:
Nhìn chung, đội ngũ lao động của công ty đã được đào tạo bồi dưỡng, có tay nghề khá đã giúp cho việc quản lý và sử dụng tốt máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Biểu 2.4 : Cơ cấu lao động của công ty thuốc lá Bắc Sơn theo trình độ đào tạo.
STT Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 - Trên đại học 5 1,07 5 1,03 2 - Đại học 40 8,55 45 9,24 3 - Cao đẳng 10 2,12 10 2,05 4 - Trung cấp 35 7,48 35 7,19 5 - CNKT bậc 5 – 7 206 44,02 210 43,12 6 - CNKT bậc 3 – 4 54 11,54 56 11,5 7 - CNKT bậc 1 – 2 83 17,74 86 17,66 8 - Bậc thợ bình quân 5/6 5/6 9 - Lao động phổ thông 35 7,48 40 8,21
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Số lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng năm 2008 là 60 người chiếm 12,32%, trong đó số lao động trên đại học là 5 người chiếm 1,03%. Qua biểu trên ta thấy cán bộ có trình độ đại học tăng 5 người còn cao đẳng và trên đại học không có sự thay đổi. Nhìn chung số lao động đại học được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, còn một số người làm trái nghề. Tuy nhiên đa số đã phát huy được kiến thức học ở trường.
Số lao động có trình độ trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ là 35 người chiếm 7,19%. Qua biểu ta thấy số lao động qua 2 năm không có biến chuyển. Nhưng theo ghi nhận từ phòng tổ chức hành chính thì số lao động là trung cấp của công nhân đã giảm đi. Nếu tính từ năm 2005 số lao động trung cấp là 38 người vậy số lao động này đã giảm đi trong 3 năm là 3 người. Nguyên nhân có thể là do cơ cấu tuyển dụng, đào tạo chưa phù hợp và một số không phát huy được kiến thức đào tạo.
Số lao động là công nhân kỹ thuật chiếm một số lượng lớn trong công ty là 352 người chiếm 72,28% số lượng công nhân viên trong công ty. Trong đó công nhân kỹ thuật bậc 5 đến bậc 7 của công ty là 210 người chiếm 43,12%. Số lao động là công nhân kỹ thuật của công ty có 15% tốt nghiệp tại các trường chính quy theo hình thức đào tạo tập trung, số còn lại chủ yếu được đào tạo nâng bậc hàng năm, kèm cặp tại chỗ cho phù hợp với công việc được giao.
Số lao động còn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo là 40 người, chiếm 8,21% trong tổng số. Số lao động này chủ yếu làm các công việc đơn giản như vệ sinh công nghiệp, vận chuyển không đòi hỏi phải có trình độ hay kỹ thuật nào đó. * Cơ cấu tổ chức của công ty thuốc lá Bắc Sơn.
Công ty tổ chức theo hình thức quản lý trực tuyết chức năng, căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh đã sắp xếp lại các phân xưởng, phòng ban, từ 11 phòng ban xuống còn 7 phòng ban, từ 7 phân xưởng sản xuất và phụ trợ xuống còn 4 phân xưởng. Đồng thời tổ chức lại lao động tinh giảm khối gián tiếp, bố trí lao động hợp lý làm việc có hiệu quả. Trong các phòng ban của công ty có mối quan hệ với nhau, và quản lý chung hoạt động của các phân xưởng trong công ty, chính từ sự phối hợp giữa các phòng ban làm cho hoạt động của công ty trở lên thông suốt từ trên xuống dưới, tạo điều kiện cho các phòng ban phối hợp thực hiện được các công việc chung của công ty giúp cho công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Thuốc lá Bắc Sơn.
Giám đốc
PX. Bao
cứng PX. Bao mềm PX. Sợi PX. Cơ điện
Phó giám đốc Đội bảo vệ P. Tổ chức hành chính P. Kế hoạch vật tư P. Tài chính kế toán P. Tiêu thụ thị trường P. Kỹ thuật P. KCS Chủ tịch
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến. Quan hệ gián tiếp.
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty thuốc lá Bắc Sơn. - Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
+ Chủ tịch công ty : Do chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm. Chủ tịch công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của mọi chủ sở hữu công ty quy định. Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu Công ty và trước pháp luật về các quyết định của mình
+ Giám đốc : Do chủ tịch công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, ký hợp đồng có thời hạn (tối đa là 5 năm). Điều hành mọi hoạt động của công ty như: Quyết định các vấn đề thuộc phạm vi điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động và dự án đầu tư đã được phê duyệt. Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức, khen thưởng các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Chủ tịch Công ty bổ nhiêm. Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong Công ty và cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ tịch công ty về hoạt động của công ty.
+ Phó giám đốc : Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách. Phó giám đốc trong công ty thuốc lá Bắc Sơn còn phụ trách trực tiếp 2 phòng đó là phòng kỹ thuật và phòng KCS trong công ty.
+ Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài về phương án sản phẩm, vật tư, nguyên liệu, giá thành sản phẩm...lập các dự án đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất. Phối hợp với các phòng: Tài chính - Kế toán, Tiêu thụ - Thị trường để kiểm kê sản phẩm tồn kho, bán thành phẩm, phụ kiện, vật tư tại kho và tại các phân xưởng sản xuất. Tổng hợp số liệu để báo cáo lãnh đạo theo yêu cầu của công ty.
+ Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thu thập thông tin, ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống về tình hình biến động vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện kế hoạch nộp ngân sách, tình hình biến động đầu vào đầu ra để tổng hợp, phân tích đề xuất các biện pháp với lãnh đạo công ty cho ý kiến xử lý .
+ Phòng tiêu thụ thị trường: Có nhiệm vụ lập các chiến lược và chính sách về sản phẩm, giá cả, phương thức phân phối, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước. Kết hợp với phòng kỹ thuật tham gia đề xuất thiết kế sản phẩm mới và đưa sản phẩm mới trên thị trường, và điểu tra thăm dò nắm bắt thông tin trên thị trường (về mẫu mã, bao bì, giá cả, chất lượng…) để nghiên cứu chế thử sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới và cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm đó.
+ Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty những quy định của Nhà nước và Công ty trong công tác lao động, tiền lương, tiền thưởng, và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Lập các phương án tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, nhân sự trong toàn Công ty cho phù hợp với từng giai đoạn sản xuất. Xây dựng quy chế, quy định phân phối tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác trong Công ty phù hợp với chế độ chính sách nhà nước ban hành.
+ Phòng kỹ thuật: : Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý về khoa học công nghệ theo các quy định của Công ty và của cơ quan có thẩm quyền . Giữ vững và ổn định chất lượng sản phẩm đồng thời không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Kết hợp với phòng tiêu thụ - Thị trường, thống kê phân tích những kiếu nại của người tiêu dùng trong nước về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, xác định nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đó. Ngoài ra còn phối hợp với phòng Kế hoạch - Vật tư xây dựng kế hoạch nguyên liệu hằng năm của công ty căn cứ vào việc khảo sát, kiểm tra chất lượng của vùng nguyên liệu.
+ Phòng KCS: Có chức năng quản lý tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu theo các qui định của công ty và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đội bảo vệ: Đội bảo vệ có chức năng tham mưu, đề xuất giúp ban Giám đốc về công tác bảo vệ, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, chống bão lụt và công tác quân sự dân quân tự vệ theo các quy định của Công ty và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện phối hợp liên kết với chính quyền địa phương, cơ quan công an các cấp, các đơn vị lân cận. Xây dựng cụm an toàn về an ninh trật tự.
+ Chức năng nhiệm vụ của các phân xưởng: Có chức năng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc phục vụ sản xuất. Tổ chức sản xuất, phục vụ theo tiến độ kế hoach công ty giao cho về sản lượng, quy cách sản phẩm, khối lượng công việc. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, kỷ luật lao động, quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm và các quy định khác của Công ty. Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu… theo các quy định về quản lý vật tư và định mức. Thực hiện quản lý máy móc thiết bị và các tài sản của Công ty giao cho đơn vị. Chấp hành tốt quy định về an toàn lao động, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, trang bị bảo hộ lao động, bố trí sắp xếp phân xưởng gọn gàng sạch sẽ. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, ghi chép chính xác số liệu ban đầu theo quy định, phân tích hoạt động kinh tế nội bộ đơn vị. Tạo điều kiện để khách hàng đến tham quan khi có yêu cầu của Công ty, phản ánh kịp thời những vướng mắc và bất hợp lý trong quá trình sản xuất cho các đơn vị liên quan hoặc ban giám đốc biết.