Các thông số tính toán thiết kế.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HTXLNT THỦY SẢN DNTN THƯƠNG THẢO (Trang 28 - 34)

II. TÌNH TRẠNG NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY 2.1 Nguồn phát sinh

3.1 Các thông số tính toán thiết kế.

Các thông số đầu vào và ra của nước thải tại doanh nghiệp Thương Thảo

Thông số Đơn vị Nước thải đầu vào

của HTXLNT Tiêu chuẩn QCVN 11:2008 cột B pH 6.1 5,5-9 BOD mg/l 3015 50 COD mg/l 4640 80 TSS mg/l 1020 100 Tổng P mg/l 86 6-10 Tổng N mg/l 427 60

(Nguồn: Phân tích tại PTN Trường đâị học kỹ thuật Công nghệ TP HCM)

Hình 3.1.Sơ đồ công nghệ phương án 1

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ Song chắn rác

-

Đường khí : Đường nước :

Đường bùn tuần hoàn : Đường hóa chất :

Đường bùn thải :

Hình 3.2.Sơ đồ công nghệ phương án 2 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ UASB Aerotank Lắng 1 Khử trùng QCVN 11 : 2008,loại B Thổi khí chlorine Hố thu bùn B ù n tu ần h oà n

Bể chứa trung gian

Song chắn rác

Đường khí : Đường nước :

Đường bùn tuần hoàn : Đường hóa chất : Đường bùn thải :

Nhận xét 2 phương án trên :

Nhìn vào công nghệ xử lý của 2 phương án trên điều đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 11: 2008, loại B . Nhưng ở đây phương án 1 chọn phương pháp xử lý đó là phương pháp kết hợp xử lý sinh học kỵ khí với hiếu khí. Phương án 2 là phương pháp xử lý hoá lý kết hợp với sinh học hiếu khí. Mục đích của việc xử dụng phương pháp sinh học kỵ

Bể keo tụ tạo bông

Lắng 1 Aerotank Lắng 2 Khử trùng QCVN 11 : 2008,loại B Thổi khí PAC,Polime chlorine Hố thu bùn B ù n tu ần h oà n

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Sinh học kỵ khí - Khả năng xử lý COD cao

- Hoạt động lâu dài - Ít tốn kém về bảo trì bảo dưỡng

- Chi phí thấp

- Vận hành khó khăn - Tốn nhiều thời gian

Keo tụ tạo bông - Vận hành đơn giản - Ít tốn thời gian - Tiêu tốn nhiều điện năng - Tiêu tốn nhiều hoá chất - Tốn kém về bảo trì bảo dưỡng - Khả năng xử lý cặn không cao băng

Qua nhận xét trên, e đã chọn công nghệ xử lý ở đây là phương án 1 vì nó hiệu quả và có tinh kinh tế hơn.

Thuyết minh Quy trình Công Nghệ phương án 1:

Nước thải từ các quá trình tiếp nhận, rửa phân loại cá, chế biến cá tại xưởng được thu gom về bể gom nước thải. Trước khi vào hầm tiếp nhận, nước thải được đưa qua song chắn rác để loại bớt các cặn cá, xương và thịt cá lớn có trong dòng nước thải, tránh tắc nghẽn, gây hỏng hóc hoặc làm giảm hiệu suất xử lý cho những công trình đơn vị phía sau.

Từ hầm tiếp nhận, nước thải sẽ được dẫn qua bể điều hòa. Vì nước thải từ các khâu chế biến cá thải ra không liên tục, nên bể điều hòa sẽ có chức năng điều hòa lưu lượng dòng thải và đồng thời pha trộn đều các chất ô nhiễm trong nước thải. Để tránh cặn lắng, khí được cấp vào bể để xáo trộn dòng nước, đồng thời tránh diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí, giảm phát sinh mùi hôi, khó chịu.

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm qua bể sinh học kỵ khí để loại bỏ các chất hữu cơ có trong nước thải bằng các chủng vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tuỳ nghi, trong đó ưu thế là vi sinh vật kị khí. Sự chuyển hóa sinh học xảy ra theo các giai đoạn sau: Thủy phân, axit hoá, axetat hoá và tạo metan. Thể hiện qua phản ứng tổng quát như sau:

Hợp chất hữu cơ + Vi sinh kỵ khí + H2O => Sinh khối mới + CH4 + CO2 + NH3

Nước thải từ bể UASB chảy vào bể chứa trung gian,nhằm ổn định lưu lương và sau đó được bơm vào bể sinh học hiếu khí AEROTANK.

Tại đây, các chất hữu cơ có trong nước thải được phân hủy bằng các vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở dạng lơ lửng với mật độ cao ( bùn hoạt tính) trong điều kiện sục khí. Sự phân hủy chất hữu cơ diễn ra theo phương trình phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí => H2O+ CO2 + sinh khối mới Hiệu xuất xử lý sau khi qua Bể sinh học hiếu khí bùn hoạt tính COD, BOD đạt khoảng 85-90%.

Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung dịch xáo trộn. Hỗn hợp này chảy đến bể lắng đứng I.

Bể lắng đứng I có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng, một phần được tuần hoàn lại bể sinh học để giữ mật độ cao vi sinh vật tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ và duy trì mật độ sinh vật trong bể sinh học. Phần bùn dư ở đáy bể lắng được bơm sang bể ổn định bùn hiếu khí.

Cuối cùng, nước thải được dẫn ra bể khử trùng. Tại đây Chlorine được châm vào để khử trùng nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường.

Nước thải sau khi xử lý đạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản QCVN 11:2008/BTNMT, cột B và Quy chuẩn nước thải công nghiệp Việt Nam QCVN 24: 2009/BTNMT

Ưu điểm

Đây là công nghệ xử lý nước thải cổ điển và đã được ứng dụng trong rất nhiều công trình xử lý nước thải có quy mô từ nhỏ đến lớn.

Hiệu suất của hệ thống xử lý tương đối cao , khả năng khử BOD của hệ thống loại này có thể đạt đến 90-95%, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý luôn đạt yêu cầu.

Do hiệu suất xử lý của bùn hoạt tính, nên toàn bộ dung tích của thiết bị (bể) xử lý được thu gọn đáng kể.

Có thể xây dựng, lắp đặt theo từng đơn nguyên, dễ dàng nâng công suất.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HTXLNT THỦY SẢN DNTN THƯƠNG THẢO (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w