Hiện trạng chất lượng môi trường nước

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HTXLNT THỦY SẢN DNTN THƯƠNG THẢO (Trang 25 - 28)

II. TÌNH TRẠNG NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY 2.1 Nguồn phát sinh

2.3 Hiện trạng chất lượng môi trường nước

Thông số Đơn vị Nước thải đầu vào của HTXLNT Tiêu chuẩn QCVN 11:2008 cột B 1. pH 6.1 5,5-9 2. BOD mg/l 3015 50 3. COD mg/l 4640 80 4. TSS mg/l 1020 100 5. Tổng P mg/l 86 6-10 6. Tổng N mg/l 427 60

(Nguồn: Phân tích tại PTN Trường đâị học kỹ thuật Công nghệ TP HCM)

N: Nước thải trước khi thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.

QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản

 Nhận xét:

Độ pH trong nước thải của cơ sở cho thấy: giá trị pH trong nước thải của cơ sở nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 11:2008/ MBTNMT của quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường nước.

• Mức độ ô nhiễm hữu cơ

Hàm lượng COD trong nước thải của Cơ sở cho thấy:

-Hàm lượng COD trong nước thải của cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép 58 lần so với QCVN 11:2008 /BTNMT loại B.

• Mức độ ô nhiễm các chất dinh dưỡng

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước thải cho thấy:

-Hàm lượng tổng Nitơ trong nước thải của Cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép 7,1 lần so với QCVN 11:2008 /BTNMT cột B.

• Ô nhiễm do các chất lơ lững (SS)

Nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước thải của Cơ sở cho thấy:

-Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải của cơ sở so vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép 10,2 lần với QCVN 11:2008 /BTNMT cột B

 Nhận xét chung

Nước thải của Cơ sở có nồng độ các chất ô nhiễm cao. Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải (nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt) có thể thấm xuống đất

và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng khó xử lý.

Nước thải của cơ sở khi thải vào nguồn tiếp nhận - sông Cửa Lấp, sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau:

 Tác hại của các chất hữu cơ

Nước mặt khi bị nhiễm hữu cơ cao (COD) sẽ gây suy giảm oxi hòa tan (DO) trong nước. DO trong nước giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của thủy sinh vật. Đặc biệt, khi nồng độ các chất ô nhiễm cao sẽ làm thủy sinh vật bị chết tại chỗ hoặc phải di chuyển đến môi trường khác sinh sống.

 Tác hại các chất dinh dưỡng

Hàm lượng cao các chất dinh dưỡng N và P là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho thực vật thủy sinh và vi tảo. Vì vậy, Khi nồng độ các chất dinh dưỡng N và P trong nước mặt cao, gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa (sự phát triển quá mức bình thường của rong và vi tảo). Các nguồn nước mặt sử dụng vào việc cung cấp nước sạch, có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao rất khó xử lý đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

Sự có mặt của N và P sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh học của nguồn nước. Sự có mặt của các hợp chất N gây cạn kiệt nguồn oxi hòa tan trong nước do xảy ra quá trình biến đổi N.

 Tác hại của chất rắn lơ lửng

Các chất rắn lơ lửng hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu tới ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của tảo, rong, rêu, …

Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây tắc cống thoát, làm tăng độ đục nguồn nước, bồi lắng lòng kênh, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng.  Tác hại của vi trùng gây bệnh

Các vi trùng gây bệnh có trong nước thải của cơ sở là các vi khuẩn chỉ thị Coliform. Các vi khuẩn này xuất hiện trong nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh

• Tác hại của dầu mở

Dầu mở là nguyên nhân ngăn ngừa khả năng tự làm sạch của nguồn nước do váng dầu ngăn ngừa sự thâm nhập của oxi trong không khí vào nước, gây ức chế hoạt động của vi sinh vật hiếu khí.

 Nhìn chung các kết quả phân tích và đánh giá chất lượng nước thải của Cơ sở đều đã bị ô nhiễm ở mức độ cần phải xử lý. Hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép theo QCVN 11:2008 /BTNMT cột B rất nhiều lần, dẫn đến những tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại cơ sở, gây ô nhiễm khu vực dân cư lân cận, gây suy thoái chất lượng môi trường khu vực,… Vì vậy, yêu cầu chủ đầu tư phải có biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận góp phần bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ HTXLNT THỦY SẢN DNTN THƯƠNG THẢO (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w