Công tác quản lý tổng hợp và thống nhất môi trường tại Việt Nam là công việc phức tạp và phải được hoàn thiện dần dần theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ở
đây công nghệ thông tin là một trong những giải pháp cần quan tâm do tính hiệu quả
của chúng trong các lĩnh vực khác như ngân hàng, viễn thông,…. Trong thời gian qua một số đề tài đã được triển khai theo hướng gần với đề tài này. Các phần mềm này
được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tại Viện Môi trường và Tài nguyên. Dưới đây trình bày một số sản phẩm được lựa chọn trong số này.
Phần mềm CAP 1.0 (Computing Air Pollution) được thực hiện năm 1995 bởi các tác giả Bùi Tá Long, Dương Anh Đức, Nguyễn Đình Long. CAP 1.0 gồm 10 mô đun có những chức năng khác nhau nhằm mục đích tựđộng hoá tính toán ô nhiễm không khí theo mô hình Gauss – Pasquill. Ở đây có các công cụ tính toán phân bố nồng độ
chất ô nhiễm theo chiều gió và vuông góc với chiều gió trong các điều kiện nông thôn và thành thị do một và nhiều nguồn thải (ống khói) gây ra; sự phụ thuộc của nồng độ
cực đại một chất ô nhiễm và khoảng cách đạt giá trị cực đại này (tính từ nguồn thải theo chiều gió) vào tốc độ gió. Phần mềm này dễ sử dụng, có hướng dẫn sử dụng, tính nhanh, kết quả tính toán được thể hiện trên màn hình dưới dạng đồ thị và văn bản, có
thể in ấn các kết quả này. Đã được Trung tâm Bảo vệ môi trường EPC sử dụng trong nhiều công trình, dự án.
Phần mềm CAP 2.0 được thực hiện năm 1998, đây là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố do Sở Khoa học, công nghệ và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đặt hàng. Các tác giả thực hiện CAP 2.0 là Bùi Tá Long, Nguyễn Minh Nam, Nguyễn Xuân Minh. Điểm nổi bật của CAP 2.0 so với CAP 1.0 là sử dụng công nghệ GIS để nhập số liệu và demo kết quả tính toán. CAP 2.0 thể hiện trực quan khu vực người sử dụng quan tâm với các chức năng phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển, thu vừa bản đồ… Người sử dụng có thể tạo lưới tính toán, thực hiện các tác vụ với ống khói: tạo ống khói, di chuyển ống khói, khoá ống khói để tính ảnh hưởng của riêng từng nguồn trong vùng, xoá nguồn thải… CAP 2.0 có giao diện thân thiện, tích hợp phần hướng dẫn sử dụng khá chi tiết, tốc độ tính toán cao. Kết quả tính toán
được thể hiện dưới dạng các đường đồng mức ngay trên bản đồ, nhờđó người sử dụng dễ dàng thấy được ảnh hưởng ô nhiễm không khí tại các vùng khác nhau. Mô hình tính toán ô nhiễm không khí trong CAP 2.0 là mô hình Gauss cải tiến có tính đến sự ảnh hưởng của thảm thực vật và mưa. Đối với nhóm tác giả vào thời điểm những năm 1997-1998, đây là một bước tiến lớn về mặt công nghệ, và đây là sản phẩm mởđầu của hướng nghiên cứu gắn công nghệ GIS với mô hình toán của nhóm tác giả. Sản phẩm này đã được Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đà Nẵng sử dụng để tính toán đánh giá tác động môi trường của nhiều dự án quy hoạch.
Phần mềm CAP 2.5 được thực hiện vào năm 2002. Các tác giả thực hiện CAP 2.1 là TSKH Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Trần Hữu Nhơn. Mục tiêu của phiên bản này là tựđộng hoá tính toán ô nhiễm không khí theo mô hình Berliand. CAP 2.5 cho phép hiển thị kết quả tính toán dưới dạng các đường đồng mức có ghi chú (khi đó người sử dụng có thể sử dụng một số công cụ của GIS như phóng to, thu nhỏ…), đồ
thị và dạng text - nồng độ chất ô nhiễm tại các mắt lưới dọc theo hướng gió, nồng độ
tại một điểm bất kỳ dọc theo hướng gió. CAP 2.5 có giao diện đơn giản, thân thiện, dễ
sử dụng, có hướng dẫn sử dụng, tốc độ tính toán cao.
Phần mềm ENVIMAP – Mô hình tính toán ô nhiễm không khí do nhóm ENVIM, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam xây dựng; chủ trì công trình là tiến sĩ khoa học Bùi Tá Long.
ENVIMAP được xây dựng hướng tới các nhà quản lý môi trường. Các mođun
được tích hợp trong ENVIMAP trong một môi trường thống nhất và là công cụ cần thiết trong công tác quản lý môi trường.
Phần mềm ENVIMAP phiên bản 1.0 được ra đời năm 2003 dựa trên cơ sở nâng cấp và chỉnh sửa phần mềm CAP 2.5. Tháng 11/2005 phần mềm ENVIMAP 1.0 được nâng cấp thành phiên bản mới 2.0. Tháng 10/2006 ENVIMAP được nâng cấp thành bản 3.0.
Trong ENVIMAP, khái niệm quan trọng cần phải được xác lập là kịch bản tính toán, nghĩa là tập hợp các thông tin cần thiết để mô hình có thể mô phỏng tính toán ô nhiễm không khí do các ống khói gây ra.
Ngoài ra, ENVIMAP còn cung cấp các công cụ trong việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các nguồn điểm theo các kịch bản khác nhau. Một số tiện ích chính của ENVIMAP như:
o Quản lý lưới tính toán o Quản lý kịch bản tính toán o Tính toán ô nhiễm không khí