D. Ô nhiễm, nước sạch, sức khoẻ và hệ thống vệ sinh
A. Lỗ hổng kiến thức về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (PEL)
Hiểu được mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và hài hoà mối quan hệ này trong phát triển chính sách và thực thi chính sách là rất quan trọng vì những lý do được nhiều tác giả đưa ra, như: (i) bảo vệ môi trường được hiểu theo đúng nghĩa của nó là bảo vệ sản xuất lương thực, duy trì sinh kếổn định và bảo vệ sức khoẻ. Do đó, xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và duy trì các nguồn môi trường hỗ trợ cuộc sống có mối liên hệ mật thiết với nhau; (ii) cải thiện điều kiện cuộc sống cho người nghèo chắc chắn sẽ cải thiện chất lượng môi trường và ngược lại. Vấn đề này rất rõ ràng không phải bàn cãi. (iii) Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và một môi trường trong sạch là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo lâu dài đôồg thời xoá đói giảm nghèo là rất cần thiết để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. trên phương diện rộng, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cần được tiến hành hài hoà đểđạt được mục tiêu phát triển bền vững. mặc dù mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đã được xác định tư lâu nhưng sự tồn tại của mối liên hệ này chưa được đưa vào các chương trình môi trường và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam theo đúng nghĩa của nó. Mối liên hệ này trong các chương trình hiện nay chưa gắn kết với nhau và hậu quả là tạo ra sự xung đột. Do đó, mục tiêu chính của tài liệu này là tìm ra lỗ hổng kiến thức về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong các phương pháp, chương trình, dự án và chiến lược của Việt Nam. Đây là nội dung cơ bản cho các nghiên cứu (kế hoạch tiến hành nghiên cứu được nêu trong Báo cáo 2) và bản thân nó là bước đột phá để tăng cường mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong quy hoạch và chính sách của Chính phủ.
1. Lỗ hổng trong mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở cấp chính sách:
a. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ít được đề cập trong các chương trình và chính sách chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu.
Các chính sách xây dựng theo định hướng môi trường chỉ mới nêu vấn đề nghèo đói trên phương diện lý thuyết và hàn lâm chứ chưa có hành động cụ thểđể nghèo đói được đưa vào trong các chương trình và dự án môi trường. Ví dụ, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010 (SEDS) nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề môi trường và sinh kế người nông dân nhưng chưa nói cụ thể đối tượng là người nghèo. Trong Chương trình nghị sự 21, các chỉ số về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường chỉđề cập ở mức độđưa ra khái niệm. Các chỉ số môi trường còn hạn chế về số lượng và kém về chất lượng. Các chính sách được xây dựng hướng vào người nghèo cũng rất ít đề cập đến vấn đề môi trường. Ví dụ: Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường đối với người nghèo nhưng cụ thể làm thế nào để những quan tâm này phục vụ xoá đói giảm nghèo thì vẫn còn mơ hồ và chưa chắc chắn. Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện và các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo hầu như chưa đề cập đến vấn đề môi trường trong xoá đói giảm nghèo.
Các chiến lược sinh kế người dân và nghèo đói và môi trường tự nhiên gắn kết mật thiết với nhau cả về mặt không gian và thời gian. Một trong số các mối liên hết này là vấn đề không gian. Vấn đề này có thể đo được bằng việc tiến hành khảo sát hộ gia đình và sử dụng kỹ thuật viễn thám và lập bản đồ sử dụng hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên, có các mối liên kết khác lại rất khó quan sát. Phương pháp khảo sát như Khảo sát mức sống của Ngân hàng thế giới tỏ ra rất hiệu quả trong việc nhận biết được tỷ lệ nghèo tại một thời điểm cụ thể nhưng trên phương diện rộng nó không thể mang lại
thông tin về nghèo đói một cách đầy đủ, ví dụ như: tính dễ bị tổn thương và quá trình đẩy ra ngoài lề xã hội hoặc các quá trình có tính động và dài hạn cho thấy xu hướng trong nghèo đói và thịnh vượng qua cả một thời kỳ. Lỗ hổng phát hiện từ những chính sách trên đây có thể giải thích như sau: (i) chưa có tiếng nói của người nghèo trong các chính sách môi trường và phát triển, và; (ii) thiếu số liệu thống kê và số liệu không gian. Các nhân tố này chắc chắn không thể xác định được đầy đủ mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường có thểđược sử dụng để tác động đến xây quá trình dựng chính sách về môi trường một cách hiệu quả.
(1). Điểm yếu trong vấn đề liên ngành
Lý do không có tiếng nói của người nghèo trong chính sách môi trường có thể được khẳng định bằng xung đột giữa cách tiếp cận ngành trong hệ thống chính sách và quản lý của nhà nước và các chiến lược đa ngành cho người nghèo. Một thực tế là các chương trình và dự án này không cân nhắc một cách đầy đủ, chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ của mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường mà không tính đến các yếu tố tác động khác như: sức khoẻ, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác. Đã có một vài giải pháp chưa hoàn thiện được đưa ra và thảo luận khi triển khai dự án. Tương tự, Tương tự, nhân tố giới và di trú và di cư tự do được xem là những vấn đề quan trọng của các chiến lược xoá đói giảm nghèo nhưng chưa được nêu trong chính sách, các chiến lược và chương trình quốc gia. Điều này dẫn đến hiểu sai nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường và do đó đưa ra các giải pháp sai lệch. Việc đổ lỗi cho dân di cư tự phát diễn ra trên diện rộng xảy ra ở Tây Nguyên Việt Nam là nguyên nhân huỷ hoại môi trường và nạn phá rừng là một ví dụ điển hình. Bằng chứng là mối quan hệ trở nên phức tạp hơn khi nạn phá rừng không chỉđơn thuần lôi kéo nhiều người dân di cư tham gia mà còn cả người dân di cư hợp pháp và người dân địa phương.
(2). Thiếu số liệu và tính thống nhất giữa các cấp đã được thảo luận trong báo cáo này: (i) Các chỉ số môi trường còn hạn chế về số lượng và kém về chất lượng. Hệ thống thống kê của Việt Nam không chú trọng nhiều đến các chỉ số này do thực tế là chủđề môi trường chưa được đưa vào Hệ thống kế toán quốc gia (SNA) ngay từ đầu. Số liệu môi trường thường được thu thập thông qua các cuộc khảo sát nhỏ, tài liệu nghiên cứu và các biện pháp tính toán chỉ số ô nhiễm được thực hiện tại các đô thị và khu công nghiệp. kết quả là, có rất ít chỉ số môi trường có số liệu thống kê đầy đủ trong một khoảng thời gian đủ dài; (ii) khung giám sát và đánh giá nghèo đói để thực hiện chính sách môi trường còn yếu, nghĩa là số liệu thực tế về tác động của việc thực thi chính sách môi trường hiện có còn rất hạn chế. Ví dụ: chỉ sử dụng “độ che phủ rừng” để làm chỉ số không chỉ không đủđểđánh giá đóng góp vào xoá đói giảm nghèo mà còn không đủđể xem xét vấn đề đa dạng sinh học rừng và các vấn đề khác. Ngoài ra, cần hiểu cụ thể, chi tiết hơn về việc làm thế nào để các định mức kinh tế khác nhau gắn với các loại hình sử dụng rừng khác nhau, sự phụ thuộc và chất lượng.
b. Lỗ hổng trong mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở cấp thực hiện
Chúng ta tin tưởng rằng mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở cấp thực hiện sẽ được đánh giá và thảo luận theo từng khu sinh thái nông nghiệp và bối cảnh nông thôn và thành thị. Chiến lược này sẽ thúc đẩy việc gắn kết giữa lợi ích quốc gia được thể hiện thông qua các chính sách, chương trình, dự án với mối quan tâm của địa phương, đặc biệt mối quan tâm của người nghèo nông thôn.
(1). Lỗ hổng về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại các khu vực nông thôn trung du và miền núi
trung vào xoá đói giảm nghiệp trong mối liên hệ với quản lý đất lâm nghiệp, kể cả trồng rừng và giao đất lâm nghiệp. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để giải quyết mối liên hệ giữa nghèo đói và rừng ở các cấp nhằm cố gắng hài hoà giữa bảo vệ rừng và xoá đói giảm nghèo. Nghiên cứu đưa ra bài học kinh nghiệm từ các chính sách, chương trình và dự án về lâm nghiệp hướng tới người nghèo ở Việt Nam. Có hai cơ hội được xác định là: (i) Định giá rừng và chi trả dịch vụ môi trường (ES) được nêu trong chính sách. Việc xây dựng cơ chế hỗ trợ người nghèo thông qua dịch vụ môi trường họ mang lại hiện đang được triển khai. (ii) Quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) được triển khai do có được nhận thức gần đây về cộng đồng – là một thực thể pháp lý trong hưởng dụng đất lâm nghiệp. mặc dù vậy vẫn còn có một vài lỗ hổng cần được quan tâm hơn trong lâm nghiệp như: (i) người nghèo ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụđào tạo và khuyến lâm do rào cản ngôn ngữ và phong tục tập quán. Người nghèo ởđây là người dân tộc thiểu số; (ii) sự thay đổi trong sự dụng đất lâm nghiệp do ảnh hưởng từ tự do hoá thương mại diễn ra khá thường xuyên và nó đã làm cho các hộ nghèo không kịp điều chỉnh kế hoạch sản xuất của họ để đối phó với những thay đổi không được dự báo trước; (iii) người nghèo bịđẩy ra ngoài lề, cả các khu được bảo vệ, vùng đệm và vườn quốc gia, trong đó có cả tái định cư.
(2). Lỗ hổng về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại khu vực đất thấp
Vấn đề đất manh mún là kết quả của chính sách giao đất là những vấn đề nổi cộm tại các khu vực nông thôn sản xuất nông nghiệp vì nó hạn chế các nhân tố không phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Để đối phó với vấn đề này, gần đây Chính phủ đã khuyến khích trao đổi ruộng giữa các hộ. Điều này sẽ tác động như thế nào đến người người vẫn còn là câu hỏi cần được giải đáp.
Một vấn đề khác cũng rất quan trọng đối với các khu vực ven biển đất thấp là mối liên hệ giữa nghề cá, biển và nghèo đói. Cần lưu ý rằng các chính sách biển hiện nay tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng chứ không đề cập mối liên hệ qua lại lẫn nhau giữa phát triển, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên. Các phương án lựa chọn khác nhau có thể giúp làm giảm tác động do mất thu nhập mà không có sự thoả hiệp về lợi ích giữa bảo tồn và nghề cá là rất quan trọng để đạt được phát triển bền vững nhưng lại chưa được nghiên cứu và thảo luận rộng rãi. Mối quan tâm khác cũng cần được xem xét là sự lớn mạnh của ngành du lịch và đóng tàu thương mại có thể là mối hiểm hoạđể quản lý bền vững nguồn tài nguyên biển. Những hạn chế của luật cũng là do thiếu điều phối giữa các cấp, từ trung ương xuống địa phương. Những hạn chế này càng khẳng định nhu cầu quản lý biển và ven biển hiệu quả cần được lồng ghép và điều phối tập trung.
(3). Lỗ hổng của mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại các khu đô thị và ven đô.
Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tập trung nghiên cứu ở phần này là về mối quan hệ giữa ô nhiễm nông nghiệp và công nghiệp, hệ thống vệ sinh và sức khoẻ của các nhóm có thu nhập thấp. Hiện tại, sức khoẻ môi trường trong mối tương quan với ô nhiễm công nghiệp liên quan nhiều hơn đến chính sách đối với người có thu nhập thấp hơn là vấn đề xoá đói giảm nghèo. Chính phủ khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công và xem đây là giải pháp hiệu quảđể cải thiện đời sống người dân nông thôn, trong đó có người nghèo. Tuy nhiên, nhiều vấn đề chưa được thảo luận trên các diễn đàn, như: Làm thế nào để bảo vệ môi trường có thểđược đưa vào trong quy hoạch phát triển làng nghề? Ở mức thu nhập nào hoạt động sản xuất của làng nghề có thể bắt đầu hoạt động bền vững? Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN và Bộ TN&MT đã tiến hành những hoạt động điều phối nào để hướng dẫn và giám sát sự phát triển của các làng nghề?
Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cũng chỉ ra rằng các chính sách giảm sử dụng thuốc trừ sâu có nhiều độc tố là một chính sách hay có tác động tích cực tổng thể đến nghèo đói và môi trường. Người nghèo tiếp xúc với thuốc trừ sâu nhiều hơn người giàu. Vấn đề này là do nguyên nhân gì? (i) không có lựa chọn khác?; (ii) không có trang thiết bị an toàn; (iii) người nghèo tham gia công việc đồng áng nhiều hơn? Hay người nghèo cũng ý thức được mối nguy hiểm của việc sử dụng thuốc trừ sâu như người giàu nhưng họ thiếu thông tin có thể giúp họ tránh được những mối nguy hiểm này?
Quản lý chất thải đô thị kém cũng được xem là nguyên nhân gây ra các vấn đề về môi trường và sức khoẻ nghiêm trọng. Ô nhiễm từ các chất thải rắn và chất thải không qua xử lý đang tăng nhanh tại các khu công nghiệp và khu đô thị mới cũng đang ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Người nghèo gặp phải một vấn đề lớn là không được công bằng trong tiếp cận nguồn nước sạch và hệ thống vệ sinh. Rất nhiều hộ nghèo vùng thấp sử dụng nước giếng đào hoặc nước bề mặt bị ảnh hưởng do ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là các vấn đề liên quan như (i) do hạ tầng cơ sở nông thôn kém? (ii) giá cao? (iii) thu nhập thấp? chưa được trả lời hoặc đề cập trong các nghiên cứu hiện nay; thiếu thông tin về bệnh tật, các biện pháp vệ sinh, thiêế kiến thưứ về bệnh và nguyên nhân gây bệnh và không điều trị bệnh và tiến hành các biện pháp vệ sinh. Những lỗ hổng này chưa được đề cập trong các tài liệu.
(4). Lỗ hổng của mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong vấn đề nghèo đói và năng lượng
Như đã đề cập ở trên, không có nhiều chiến lược năng lượng tổng thể ưu tiên người nghèo được tiếp cận các dịch vụ này. Nguyên nhân là sở hữu công, không đủ và các công ty tư nhân không thấy lợi ích khi phục vụ những nhóm đối tượng này do họ có thu nhập thấp. Một lỗ hổng chưa được đề cập trong hầu hết các nghiên cứu và tài liệu là năng lượng tái tạo sẽ hầu như không có tác động tích cực đến sinh kế và thu nhập người nghèo thành thị. Người nghèo thành thị sử dụng tỷ lệ % khoản thu nhập của mình trả phí sử dụng năng lượng nhiều hơn % khoản thu nhập mà người giàu bỏ ra vì người nghèo có thu nhập thấp và không ổn định và họ thường sử dụng vật dụng không tiết kiệm điện (UN 2005). Khác với người nghèo nông thôn, người nghèo thành thị không có cơ hội tiếp cận các yế tố tự nhiên, do đó việc sản xuất năng lượng tái tạo đểđáp ứng nhu cầu của họ là không hiện thực.