C. Tài nguyên thiên nhiên và nghèo đ ói
d. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và lỗ hổng trong công
quản lý đất
Theo con số thống kê, đã có nhiều chính sách mới được xây dựng gần đây có thể thúc đẩy quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua giao đất lâm nghiệp. Để đưa người nông dân thoát nghèo thì bản thân hoạt động giao đất lâm nghiệp là chưa đủ. Cần thiết lập lại rừng và đồng thời tạo công ăn việc làm và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế cho các vùng miền núi để tạo thu nhập cho người dân từ việc trồng rừng (Dao The Anh 1999:111). Vấn đề giao đất có thể có tác động lớn đến việc cải thiện sinh kế người dân nông thôn chỉ khi họ có cơ hội tiếp cận vốn vay tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật cho sản xuất nông lâm nghiệp vì bản thân họ không có năng lực tài chính hoặc thậm chí không có tiền (Vu Long et al 1996:19). Ngoài ra, cũng cần cải tiến các hoạt động khuyến khích người dân (như: thông qua hệ thống chia sẻ nguồn lợi) và thị trườn cho các mặt hàng lâm sản. Tran Duc Vien (1999: 169) đưa ra trường hợp là việc giao đất lâm nghiệp chỉ có thể có tác động tích cực tại các khu vực đã ổn định lương thực. Nếu vấn đề này là
đúng thì cần lồng ghép tốt hơn vấn đề giao đất lâm nghiệp với các chính sách xoá đói giảm nghèo khác.
Hơn nữa, với chính sách đất đai và hoạt động giao đất như hiện này thì chuyện đất đai được giao một cách manh mún là khó tránh khỏi. Diện tích đất giao cho một hộ dân khác nhau giữa các địa phương. Bình quân mỗi hộ vùng cao được nhận khoảng từ 2 đến 7 ha đất nhưng chia ra làm từ 3 đến 8 mảnh nằm rải rác (Bùi Thế Dũng, 2003; Lê Trọng Cúc, 2003). Để giải quyết vấn đề này gần đây Chính phủđã khuyến khích các hộ tự thoả thuận với nhau để đổi ruộng. Kết quả dự kiến là mỗi hộ sẽ ít mảnh hơn và diện tích từng mạnh rộng hơn. Làm thế nào để vấn đề này sẽ tác động đến người nghèo là một câu hỏi cần được trả lời. Cuối cùng là mối quan hệ hữu cơ giữa nghèo đói, chia đất manh mún và địa điểm hoặc mất tài nguyên rừng. Vấn đề này phần lớn phụ thuộc vào các cộng đồng dân cư vùng cao có tỷ lệ hộ nghèo lớn. Vấn đề này có chỉ ra rằng người nghèo thiếu nguồn tài nguyên thay thếđể sinh kế (i) hay không và an ninh lương thực của họ (ii)?
Quản lý dựa vào cộng đồng nghe có vẻ là cách phù hợp để quản lý đất bền vững. Vấn đề thể chế về việc làm thế nào để lôi kéo sự tham gia của nhiều bên, làm thế nào để trao quyền cho người nghèo trong quá trình hiệp thương ở các cấp vẫn còn là câu hỏi. Tuy nhiên, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm. Bài học có được từ CBNRM tại đầm phá Tam Giang cần được xem xét để xác định các mô hình thực nghiệm phù hợp.
Câu hỏi về việc cách quản lý dựa vào cộng đồng sẽ giúp gì cho công tác bảo vệ môi trường từ lâu vẫn chưa được lý giải thoảđáng. Điều này có thể lý giải nếu ta nhìn lại trước khi khi chưa có phương pháp giám sát môi trường phù hợp nhưđã đề cập trung phần 1.3.5.