Phân tích bài toán

Một phần của tài liệu Tìm kiếm theo nội dung trong file video (Trang 51 - 53)

Chương 5: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 5.1 Phân tích

5.1.2 Phân tích bài toán

Nếu nhìn nhận bài toán ở khía cạnh con người thì có thể thấy đây là một bài toán không có gì là phức tạp, rõ ràng việc nhận biết một đối tượng trong các đoạn video đối với mắt người là hết sức đơn giản.Con người nhận biết đối tượng nhờ vào tri thức của họ về đối tượng đó, các định nghĩa được hình thành trong trí óc con người khi họ tiếp xúc với đối tượng lần đầu tiên và được củng cố trong những lần tiếp xúc sau. Khi

có yêu cầu tìm kiếm đối tượng nào đó, con người sẽ hình dung trong đầu các đặc trưng của đối tượng (hình dáng, màu sắc, kích thước ...), cuối cùng khi duyệt qua nơi tìm kiếm họ chỉ việc tiến hành đối sánh các đối tượng thu được với đối tượng cần tìm (đã hình dung trong đầu) để đưa ra kết luận.

Tương tự như vậy, hướng giải quyết bài toán cũng thực hiện theo quy trình: nhận thức đối tượng, tiến hành so sánh đối tượng đó với các đối tượng xác định được trong đoạn video (từng frame).

Ở đây có hai vấn đề lớn cần giải quyết đó là nhận thức đối tượngso sánh đối tượng.Nhận thức đối tượng quá trình tìm hiểu các thông tin về đối tượng bao gồm các đặc trưng về màu, về hình dáng, kết cấu v.v...để cuối cùng hình thành lên một định nghĩa chính xác về đối tượng đó giúp phân biệt với các đối tượng khác sao cho bảo đảm tính cá biết của đối tượng.Ví dụ như đối tượng là một bông hoa về mặt hình dáng thường bao gồm một đoạn dài (cuống) nằm trên là một vòng tròn (cánh hoa), kết hợp với đó là màu xanh của cuống và các màu đỏ, vàng của cánh hoa v..v...quá trình này phải được thực hiện hết sức cẩn thận vì rất dễ xảy ra hiện tượng nhầm lẫn hay hiểu sai về đối tượng, lý do là đối tượng thường được lồng ghép bởi rất nhiều chi tiết, đôi khi các đối tượng khác nhau lại chứa đựng các chi tiết giống nhau hoặc bản thân các chi tiết đó cũng không được phân biệt rõ ràng.Tiếp theo, sau khi đã nhận thức được đối tượng chúng ta tiến hành so sánh các đối tượng với nhau, chính vì lý do là đối tượng có rất nhiều thông tin nên vấn đề só sanh các đối tượng trở nên rất khó khăn.

Nếu chỉ dựa vào một thông tin nào đó về đối tượng để so sánh rồi đưa ra đánh giá đối tượng đó có giống nhau hay không thì kết quả đem lại sẽ có tỉ lệ thất bại rất cao.Đối tượng tương tự nhau về thông tin này chưa chắc đã giống nhau về mặt thông tin khác đôi khi có thể khác nhau hoàn toàn.Ví dụ như sử dụng phương pháp so sánh dựa trên đặc trưng về màu sẽ đem lại một kết quả sai lệch hoàn toàn trong trường hợp hai đối tượng có hình dáng và kết cấu giống nhau trong khi phân bố màu sắc lại có

nhiều nét tương đồng...Vì vậy, cần phải có một phương pháp so sánh sao cho kết hợp được tất cả các thông tin đó lại với nhau nhằm thu được những kết luận với sai số cho phép.

Một vấn đề hết sức quan trọng khác trong bài toán này đó là vấn đề xác định ngưỡng.Đây là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tìm kiếm.Nếu ngưỡng được chọn lựa phù hợp thì không những làm tăng hiệu suất của quá trình tìm kiếm mà còn giảm rất nhiều các chi phí không cần thiết phát sinh trong quá trình tìm kiếm.Ngưỡng ở đây không phải là một con số cố định, hoặc có thể rút ra chung cho tất cả các bài toán thuộc lớp này, ngưỡng phải được xác định tùy theo từng điều kiện cụ thể của mỗi bài toán, ngưỡng được quyết định bởi bản thân đối tượng tìm kiếm (về kích thước, màu sắc, phân bố kết cấu...) và bản thân đoạn video, nếu đoạn video có chất lượng cao đảm bảo khả năng tìm kiếm đối tượng với độ chính xác cao thì ngưỡng có thể được đẩy lên cao, nhưng ngược lại với các đoạn video chất lượng thấp hoặc chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhiễu môi trường không thể kiểm soát thì ngưỡng cần phải được đẩy xuống.

Như vậy lại có một vấn đề mới đặt ra trong trường hợp này là nếu ngưỡng bị đẩy xuống thấp quá rất dễ gây hiểu lầm, có nghĩa là quá trình tìm kiếm đã chở nên bớt khắt khe hơn, khi đó đối tượng được coi là giống nhau đã không được kiểm soát kỹ làm cho kết quả thu về có thể không theo được mong muốn, trường hợp nảy chỉ có thể đáp ứng được tính đủ của quá trình tìm kiếm nhưng lại gây lên sự dư thừa thông tin.Để giải quyết vấn đề này cần phải có thêm sự kết hợp của một số ký thuật hỗ trợ khác chẳng hạn như lọc nhiễu trước khi xử lý, hoặc phối hợp hỗ trợ của con người.

Một phần của tài liệu Tìm kiếm theo nội dung trong file video (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w