Mô hình Cognitive Visual Attention (CVA)

Một phần của tài liệu Tìm kiếm theo nội dung trong file video (Trang 45 - 47)

Chương 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐO TƯƠNG TỰ TRONG XỬ LÝ ẢNH

4.3 Mô hình Cognitive Visual Attention (CVA)

Mô hình Cognitive Visual Attention (CVA) được mô tả ở đây là một cải tiến mới nhất của mô hình Visual Attention (được đưa ra bởi F.W.M.Stentiford) dựa vào độ tương tự của các cặp láng giềng của hai mẫu A và B.Phương pháp so sánh ở đây hết sức đơn giản và linh hoạt, không phụ thuộc vào một đặc trưng cụ thể nào do đó có thể áp dụng cho rất nhiều cơ sở dữ liệu ảnh khác nhau.

Xét một tập hợp a trên mẫu A tương ứng với một vị trí x trong A trong không gian n chiều (x1,x2,x3,…,xn), trong đó:

Định nghĩa một hàm F sao cho a = F(x) với mọi a.Điều đó có nghĩa là x chỉ tồn tại nếu a tồn tại.

Xác định một tập láng giềng Nx của x sao cho: {x’ ∈ Nx nếu |xi – xi’| > ε∀ i} Chọn một tập hợp m pixel ngẫu nhiên Sx trong Nx sao cho:

SA = {x’1,x’2,x’3,…,x’m} và F(x’i) phải được định nghĩa

Chọn một vị trí y tương tứng là tập b trên mẫu B mà hàm F đã được định nghĩa sao cho thỏa mãn điều kiện sau:

|xi – yi| ≤ s

Sau đó chọn ngẫu nhiên một tập hợp SB = {y’1, y’2,y’3,…,y’n} sao cho:

x – x’i = y – y’i i

Khi đó gọi SA tương tự SB nếu

|Fj(x) – Fj(y)| ≤ δj và |Fj(xi) – Fj(x’i)| ≤ δj ∀ i,j

Hình 4.1 - Tập hàng xóm ở vị trí x giống với vị trí y

Như vậy, sẽ xác định một tương tự nếu tất cả các giá trị màu (giá trị j) của các pixel tương ứng trong SA và SB là gần nhau.Độ tương tự của một pixel x được tăng lên mỗi lần một trong M tập SA tương ứng với một tập SB của một vài điểm y trên mẫu B.Điều đó có nghĩa là độ tương tự này sẽ rất lớn nếu M được đặt giá trị lớn.Trong hình 1, m = 3 pixel x’ được chọn trong tập láng giềng của x trên mẫu A và tượng tự trên mẫu B cũng xác định được 3 pixel y’ là láng giềng của y trên mẫu B.Các pixel

phải xử lý 3 tham số, mà F(x’) = a = (r, g, b) và hàng xóm của pixel thứ hai (y) tương ứng với pixel thứ nhất nếu các tham số màu của toàn bộ m + 1 pixel tương ứng có giá trị nhỏ hơn từng δj.

Cuối cùng, gộp tất cả độ tương tự từ tất cả các điểm ảnh trong A được xác định là CAB giữa 2 ảnh A và B qua công thức:

( ) ∑ ∑ ∈  ∈  = A x M y B B A AB S matches S otherwise A M C , 0 , 1 * 1

Một tham số s được đưa ra để giới hạn vùng trên B mà trong đó các vị trí của y được lựa chọn ngẫu nhiên. s = 3 định nghĩa vùng này ở ví dụ trên.Điều này đã làm cải thiện rất nhiều hiệu quả của thuật toán trong những trường hợp mà ta biết chắc rằng sự tương ứng giữa 2 vùng ảnh được dịch chuyển đi không nhiều hơn s pixel.

Một vài kỹ thuật phân tích ảnh thực hiện các phép toán so sánh ảnh bằng việc sử dụng các “mảnh” (patche) đó là các láng giềng kề nhau trong đó các giá trị (values) của các pixel được tận dụng trong tính toán.Các “mảnh” là tương ứng khi độ tượng tự vượt qua một ngưỡng cho trước.Hướng tiếp cận này không thể đem lại độ chính xác cao trong trường hợp các chi tiết ảnh nhỏ hơn kích thước của các “mảnh”.Việc chọn lựa các láng giềng một cách ngẫu nhiên như trong phương pháp này có thể khắc phục được vấn đề này.

Một phần của tài liệu Tìm kiếm theo nội dung trong file video (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w