- Loại 2: Nhóm xã lấy nông nghiệp là chính song đang chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh hỗn hợp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn là một xu hướng rất quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế ở huyện Nam Sách. Hiện nay, quá trình chuyển đổi này đang diễn ra theo đúng hướng và tác động tích cực đến kinh tế của tỉnh. Xu hướng chuyển đổi này làm hoàn thiện cơ cấu kinh tế xã hội. Đặc biệt là những chuyển đổi trong cơ cấu nghề nghiệp cũng tác động đến đời sống của người dân huyện Nam Sách.
Qua phân tích những nội dung ở trên, đề tài đã đi sâu nghiên cứu và phân tích thực trạng cơ cấu nghề nghiệp trước những biến đổi chung của xã hội mặt khác chỉ ra những nguyên nhân và những yếu tố tác động, ảnh hưởng cũng như việc dự báo xu hướng vận động và biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp trong giai đoạn mới. Đây là cơ sở cho việc quản lý và hoạch các chính sách xã hội của chính quyền địa phương.
Về cơ bản cơ cấu nghề nghiệp của huyện Nam Sách trong quá trình đô thị hóa chuyển đổi theo chiều hướng tích cực là giảm nghề nông tăng ngành nghề công nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ diễn ra tương đối chậm. Song chúng ta cần khẳng định rằng sự chuyển đổi đó bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau như chính sách kinh tế xã hội, tính năng động của các hộ gia đình, người lao động hay áp lực dân số, đất đai. Các nhân tố này tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu nghề nghiệp. Công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta đang
diễn ra mạnh mẽ đi đôi với nó là quá trình đô thị hóa. Việc thu hẹp diện tích đất canh tác trong nông nghiệp buộc người lao động trong khu vực nông nghiệp phải chuyển sang khu vực công nghiệp và các ngành nghề khác. Do ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Hơn nữa, người lao động có xu hướng định hướng nghề nghiệp cho con vào các ngành phi nông nghiệp.
Hầu hết các đề tài đều đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát ở huyện Nam Sách về chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người lao động nông thôn, nhóm nghiêm cứu thấy rằng bên cạnh nhũng tích cực của quá trình này thì còn rất nhiều vấn đề nan giải, hạn chế, những tồn tại. Đây là cái một phát hiện quan trọng vì thông qua nó chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về tính hai mặt của một vấn đề. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp khách quan cụ thể để giải quyết những bất cập đang diễn ra.
Đề tài nghiên cứu cũng đưa một số các khuyến nghị đối với các cấp chính quyền địa phương nhằm khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những mặt tích cực. Những giải pháp giúp cho người lao động nông thôn hòa nhập với thế giới việc làm, vừa đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần thúc đẩy nông thôn ngày càng phát triển và văn minh hơn, phát triển nông thôn bền vững.
Tóm lại, với đề tài nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa ta có thể khẳng định rằng nghề nghiệp của người lao động đang chuyển từ lao động nông
nghiệp sang nghề phi nông nghiệp. Hơn nữa với sự chuyển đổi này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Và thay đổi bộ mặt nông thôn trên nhiều bình diện.
Qua đề tài nhóm nghiên cứu đã đi kiểm định hai giả thuyết: Cơ cấu nghề nghiệp của người lao động đang chuyển từ ngành nghề nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp; Sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động. Hai giả thuyết này đã được kiểm chứng và nhóm nghiên cứu thấy hai giả thuyết này là đúng với thực tế của địa bàn nghiên cứu. Do điều kiện thời gian có hạn cùng với đó là trình độ nhận thức vấn đề còn nhiều điểm hạn chế nên đề tài còn rất nhiều điểm khiếm khuyết, các vấn đề còn rất nhiều khía cạnh có thể khai thác được. Đề tài mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho những người nghiên cứu muốn nghiên cứu về vấn đề nghề nghiệp, góp phần làm cho vấn đề sáng tỏ một cách sâu sắc hơn.