- Loại 2: Nhóm xã lấy nông nghiệp là chính song đang chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh hỗn hợp.
2.2.1.3. Cơ cấu nghề nghiệp xét theo lao động
Song song với quá trình chuyển đổi cơ chế thị trường cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu nghề nghiệp nói riêng cũng có những chuyển đổi rõ rệt để thích ứng với quá trình đô thị hóa. Trong xu thế của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho năng suất lao động tăng lên. Lao động nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh tạo ra sự phân công lao động giữa các các ngành nghề cũng có những chuyển đổi tích cực.
Bảng 1: Cơ cấu nghề nghiệp theo lao động qua các năm (2006- 2009)
Đơn vị % Nghề nghiệp 2006 2007 2008 2009 Công nhân 16,0 18,0 20,0 25,0 Viên chức 10,0 11,5 14,2 16.,3 Làm ruộng 42,5 35,3 30,0 23,5 Buôn bán 11,5 12,2 14,1 15.4 Thợ thủ công 8,5 9,0 9,3 9,5 Thất nghiệp 6,2 7,0 5,4 6,0 Nghề khác 5,3 7,0 7,0 4,3 Tổng 100 100 100 100
(Nguồn : phòng thống kê huyện Nam Sách) Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ lao động có sự chuyển đổi theo xu hướng giảm lao động trong các nghề nghiệp tăng lao động trong các nghề
phi nông nghiệp. Cụ thể là giảm lao động làm ruộng từ 42,5 % ( 2006) xuống 23,5% (2009) giảm 1,8 lần, tăng lao động trong các ngành công nhân từ 16,0% (2006) lên 25,0% tăng 1,6 lần, còn lao động trong các nghề nghiệp khác cũng có biến đổi tích cực. Lao động thất nghiệp là 6,2% (2006) đến năm 2008 còn 5,4%, đến năm 2009 là 6,0%. Sự thay đổi của lao động thất nghiệp không ổn định có sự suy giảm song còn chậm. Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo lao động là phù hợp với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế đó là giảm tỷ trọng của lao động trong nông - lâm – ngư nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ. Vì vậy lao động trong các ngành này có sự thay đổi là điều tất yếu phù hợp với quy luật phát triển và phù hợp với sự biến đổi của xã hội.