M2PA, M2UA, M3UA, SUA (gọi chung là xUA, xPA) có cấu trúc bản tin t−ơng tự nh− nhau.
Bản tin xUA, xPA bao gồm một tiêu đề chung và theo sau bởi một hoặc nhiều thông số độ dài thay đổi đ−ợc định nghĩa bởi kiểu bản tin.
Cấu trúc của tiêu đề chung bản tin xUA, xPA nh− sau:
ý nghĩa của các tr−ờng trong tiêu đề này:
- Phiên bản (Version): gồm 8 bit, phiên bản của lớp t−ơng thích xUA, xPA. - Dự phòng (Spare): phần dự phòng gồm 8 bit. Nó phải đ−ợc thiết lập thành toàn 0 ở phía gửi và phía thu sẽ phải bỏ qua phần này.
Chu Quang Hiển – D2001VT 87 - Lớp bản tin (Message Class): gồm 8 bit, chỉ thị lớp bản tin. Các bản tin có thể là: bản tin điều khiển, bản tin truyền tải, bản tin quản lý mạng báo hiệu SS7, bản tin bảo d−ỡng trạng thái ASP, bản tin bảo d−ỡng l−u l−ợng ASP…
- Kiểu bản tin (Message Type): gồm 8 bit, chỉ thị kiểu bản tin. Đối với mỗi kiểu bản tin khác nhau, ví dụ nh−: bản tin t−ơng thích ng−ời sử dụng MTP2, bản tin duy trì trạng thái tiến trình server ứng dụng, bản tin quản lý l−u l−ợng tiến trình server ứng dụng... thì các bit chỉ thị lại có ý nghĩa khác nhau.
- Độ dài bản tin (Message Length): phần này xác định độ dài của bản tin theo octet, bao gồm cả phần tiêu đề. Phần này phải bao gồm của các byte độn thông số nếu cần.
- Khuôn dạng thông số độ dài thay đổi: bản tin xUA bao gồm một tiêu đề chung và có thể theo sau là các thông số độ dài thay đổi đ−ợc định nghĩa bởi kiểu bản tin. Các thông số độ dài thay đổi chứa trong một bản tin đ−ợc xác định trong một khuôn dạng giá trị độ dài thẻ nh− sau:
Các thông số bắt buộc phải đ−ợc đặt tr−ớc các thống số lựa chọn trong bản tin. + Thẻ thông số (Parameter Tag): tr−ờng này gồm 16 bit xác định loại thông số. Nó nhận các giá trị từ 0 đến 65534. Các thông số chung đ−ợc sử dụng bởi các lớp thích ứng trong dải từ 0x00 đến 0xFF. Các thông số xác định M2UA trong dải từ 0x300 đến 0x3FF.
+ Độ dài thông số (Parameter Length): 16 bit, chứa kích th−ớc của thông số theo byte, bao gồm Thẻ thông số, độ dài thông số, và tr−ờng giá trị thông số. Do đó, một thông số với tr−ờng giá trị thông số độ dài 0 phải có tr−ờng độ dài là 4. Độ dài thông số không bao gồm byte độn.
+ Giá trị thông số (Parameter Value): độ dài thay đổi. Tr−ờng giá trị thông số chứa thông tin thực sự đ−ợc truyền trong thông số.
Tổng độ dài của thông số phải là bội của 4 byte. Nếu độ dài của thông số không là bội của 4 byte thì phía gửi phải đệm thêm vào sau tr−ờng giá trị thông số các byte
Chu Quang Hiển – D2001VT 88 toàn không. Độ dài của phần độn thêm không bao gồm trong tr−ờng độ dài thông số. Phía gửi không đ−ợc đệm thêm quá 3 byte. Phía thu sẽ bỏ qua những byte đệm này.
Chu Quang Hiển – D2001VT 89 Kết luận
Mạng thế hệ sau NGN đang đ−ợc nghiên cứu, chuẩn hoá bởi các tổ chức viễn thông lớn trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu càng tăng về tính mở, sự t−ơng thích và linh hoạt để cung cấp đa dịch vụ, đa ph−ơng tiện với các tính năng ngày càng mở rộng.
Mạng viễn thông Việt Nam đang ngày càng phát triển để đáp ứng các nhu cầu mới trong nền kinh tế hội nhập thế giới và việc phát triển mạng viễn thông lên NGN là việc làm bức thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu này. Quá trình xây dựng và phát triển mạng NGN phải đ−ợc tiến hành từng b−ớc, có tính đến sự t−ơng thích và phối hợp với nền tảng mạng hiện tại. Trên cơ sở phân tích đó đồ án đã tiến hành đ−ợc các nội dung sau:
Giới thiệu tổng quan về mạng NGN, mô hình NGN của một số tổ chức viễn thông lớn; một số khái niệm về phối hợp báo hiệu giữa mạng PSTN và mạng NGN.
Tóm tắt những vấn đề cơ bản nhất của hệ thống báo hiệu số 7 và lý do để tiếp tục triển khai sử dụng hệ thống báo hiệu này trên nền mạng mới, nền IP của mạng NGN.
Mô tả chồng giao thức SIGTRAN và giao thức SCTP; yêu cầu và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của những giao thức này.
Tìm hiểu về các giao thức nằm tại phân lớp thích ứng của chồng giao thức SIGTRAN.
Do mạng NGN vẫn đang đang trong quá trình xây dựng, phát triển và chuẩn hoá nên việc triển khai SIGTRAN để truyền tải báo hiệu số 7 qua mạng NGN phần nhiều vẫn phụ thuộc vào từng nhà cung cấp giải pháp và thiết bị. Trên cơ sở các kết quả đạt đ−ợc của đồ án, có thể nhận thấy còn một số vấn đề cần đ−ợc nghiên cứu tiếp nh−:
Nghiên cứu sâu hơn về hoạt động của SIGTRAN, sự phối hợp hoạt động của nó với các giao thức khác. Nắm bắt và bám sát tình hình triển khai cũng nh− nghiên cứu về giao thức trên thế giới.
Nghiên cứu sâu hơn về các yêu cầu bảo mật của SIGTRAN.
Giải quyết đ−ợc các vấn đề này sẽ có rất ý nghĩa trong việc thực hiện những b−ớc tiếp theo của quá trình đi lên xây dựng mạng NGN từ mạng PSTN hiên tại, đồng thời cung cấp đ−ợc nhiều dịch vụ mới với độ tin cây và an toàn lớn hơn.
Chu Quang Hiển – D2001VT 90 Tài liệu tham khảo
[1] NGN 2004 Project Description, Version 3, ITU, 12 February 2004.
[2] Eurescom Project P1109 “Next Generation Network: The service offering standpoint”, 11-2001.
[3] ThS. Nguyễn Thị Thanh Kỳ, Bài giảng báo hiệu trong mạng viễn thông, Học viện công nghệ b−u chính viễn thông, 1999.
[4] Ericsson, Common Channel Signalling, 1992.
[5] Uyless Black, ISDN and SS7 Architecture for Digital Signalling Networks, Prentice Hall, 1997.
[6] “VNPT Lab trial NGN - Scope of work” Alcatel, 11/2003.
[7] Dick Knight, Broadband Signalling Explained, John Wiley & Sons, 2000.
[8] IETF RFC 2719: " Framework Architecture for Signalling Transport", October 1999.
[9] IETF RFC 2960: "Stream Control Transmission Protocol", October 2000.
[10] IETF RFC 3331: "Signalling System 7 Message Transfer Part 2 – User Adaptation Part", September 2002.
[11] IETF RFC 3332: "Signalling System 7 Message Transfer Part 3 – User Adaptation Part", September 2002.
[12] IETF RFC 3868: "Signalling Connection Control Part User Adaptation Layer", October 2004.
[13] IETF Draft: "Signalling System 7 Message Transfer Part 2 – User Peer-to-peer Adaptation Layer", February 2005.
[14] http://www.iec.org [15] http://www.siemens.com [16] http://www.ulticom.com [17] http://technology-report.com [18] http://openss7.org